Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Mỵ Châu trong truyền thuyết “Mỵ Châu Trọng Thủy” mà em được học

DÀN Ý ĐẠI CƯƠNG

A. MỞ BÀI:

(Cảm nghĩ chung)

+ Trích những câu thơ đánh giá về nhân vật Mỵ Châu

+ Nghĩ đến nhân vật đó.

B. THÂN BÀI:

(Phát biểu cảm nghĩ)

1. Mỵ Châu trong trắng, ngây thơ, dịu dàng.

+ Đánh giá:

- Nàng quá ngây thơ nên không nhận ra tên gián điệp đội lốt chồng mình.

- Nếu nàng tỉnh táo hơn thì nàng nhận thức ra việc cầu hôn của Trọng Thủy có ý đồ.

2. Hành động lấy nỏ trao cho Trọng Thủy.

+ Tạo dịp tốt cho y thực hiện ý đồ. Tiếp tay cho giặc.

+ Đánh giá:

- Mỵ Châu đã coi việc nước dưới tình nhà.

- Cũng không nên trách nàng nhiều, nàng là phận gái.

3. Trọng Thủy về nước

+ Câu nói của Trọng Thủy phơi bày ý đồ nhưng Mỵ Châu vẫn mù quáng với tình yêu.

+ Mỵ Châu ngây thơ nói về chiếc áo lông ngỗng.

4. Triệu Đà xâm lược. Mỵ Châu vẫn chưa tỉnh ngộ - thật là đáng trách nàng.

C. KẾT LUẬN:

Đánh giá Mỵ Châu.

+ Nàng có đáng kết án hoàn toàn không?

+ Thái độ của nhân dân trân trọng tình yêu của nàng. Cho nàng thành ngọc trai trong sáng.

BÀI LÀM

Tôi nhớ ngày xưa chuyện Mỵ Châu

Trái tim lầm chỗ để trên đầu

Nỏ thần vô ý trao tay giặc

Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.

(Tố Hữu)

Cứ mỗi lần nhắc truyện Mỵ Châu - Trọng Thủy tôi lại bồi hồi nhớ đến nàng công chúa nước Âu Lạc.

Mỵ Châu, một cô gáí dịu dàng ngây thơ và trong trắng. Nàng ngây thơ đến độ Trọng Thủy chồng của nàng - tên gián điệp của giặc - ngày ngày sống bên nàng mà nàng không hề nhận biết. Nếu như Mỵ Châu tỉnh táo hơn, có lẽ nàng đã nhận ra rằng, đằng sau chữ cầu thân, cái điều băn khoăn tha thiết thực hiện của Trọng Thủy là gì rồi? Cũng vì ngây thơ, nàng không chút ngần ngại lấy nỏ thần trao cho Trọng Thủy, tạo dịp tốt cho y thực hiện mục đích nội gián. Tại sao nàng không hiểu rằng đây là một vật báu thiêng liêng có quan hệ đến sự sống còn của đất nước, có quan hệ đến vận mệnh của nàng, và của cha nàng và của bao nhiêu người khác nước Âu Lạc? Chẳng lẽ đối với Mỵ Châu, việc nước không lớn bằng tình nhà? Nhưng dẫu sao ta cũng không thể trách Mỵ Châu, một nàng công chúa thì làm sao ngờ được phò mã của triều đình lại là kẻ thù?

Khi thực hiện xong mưu gian, Trọng Thủy về nước chỉ cần tinh ý một chút thôi, Mỵ Châu cũng sẽ thấy ngay điều gì qua lời từ biệt của Trọng Thủy: “Nếu chẳng may giặc giã”... Tại sao lại giặc giã? Điều này có liên quan gì đến việc trở về của Trọng Thủy? Thế nhưng Mỵ Châu lại ngây thơ quá, nàng hoàn toàn không nhận ra điều đó. Trong nhận thức đơn giản của Mỵ Châu, chồng nàng về nước là để thăm cha. Nàng còn hứa hẹn ngày gặp mặt... cho đến khi cái điều tất nhiên phải đến: Triệu Đà đem quân sang xâm lược nước Âu Lạc. Nỏ thần hết thiêng, và An Dương Vương chỉ còn lối thoát duy nhất: rời thành. Lúc đất nước đã tơi bời trong khói lửa mà Mỵ Châu vẫn chưa tỉnh ngộ. Trước sau nàng chỉ nghĩ đến Trọng Thủy và hạnh phúc của nàng, vết lông ngỗng dẫn đường là một bằng chứng cho lời kết tội của thần Kim Qui: “Giặc ở sau lưng nhà vua ấy!” Mỵ Châu có xứng đáng với lời kết tội ấy không?

Đành rằng nàng có tội, tội với cha, với đất nước, nhưng nàng hoàn toàn ngay thật. Hành động của nàng là phản quốc nhưng tâm hồn nàng lại sáng trong. Hình ảnh viên ngọc châu lấp lách ở cuối truyện phải chăng chính là lòng yêu thương của nhân dân phần nào nghĩ đến tâm hồn và nỗi oan ngang trái của Mỵ Châu.

BÀI CÙNG NHÓM