Văn mẫu lớp 8: Giữa Đèo Ngang

Không biết đèo Ngang có từ bao giờ, nhưng để đi vào tâm thức người Việt, trở thành một ngọn đèo văn chương thì phải nhớ đến một chiều xế tà vào nửa đầu thế kỉ 19, buổi ấy có người con gái dừng chân đứng lại trời non nước ở đèo Ngang, trên hành trình từ làng Nghi Tàm ven hồ Tây, Hà Nội vào kinh đó Phú Xuân nhậm chức “cung trung giao tập” dưới thời vua Minh Mạng.

Gần 200 năm qua, trên ngọn đèo cỏ cây chen đá lá chen hoa này, tiếng guốc độc hành của lữ khách, tiếng chim cuốc hoang vu, tiếng chim gia chạnh lòng vần hòa âm cùng ánh trăng tà dương chảy qua bao thăng trầm cuộc thế, rơi vào mắt lữ khách hình dáng Bà Huyện Thanh Quan cô quạnh qua đèo Ngang một mảnh tình riêng ta với ta.

Như một mảnh tình riêng của dãy Hoành Sơn hùng vĩ, không hoành tráng mây vờn đỉnh núi, không mạo hiểm như đường vào đất Ba Thục ở Hải Vân - chữ dùng của chúa Nguyễn Phúc Nguyên, đèo Ngang chỉ khiêm tôn cao 400m, dài chừng 256m với hai mái chon von ranh giới hai tỉnh - lòng về Hà Tĩnh dạ ái ân Quảng Bình - nhưng không có ngọn đèo nào trên đâ’t Việt lại ẩn chứa nhiều kí ức như đèo Ngang.

Cái thuở đèo Ngang đầu biển cồn ngăn, dầu sóng dựng / nhà người mái lá, mủi bờ nghênh / xóm chài buồm lướt mua và bán/ ruộng lạc triều dâng sóng ngập dềnh như vua Lê Thánh Tôn cảm khái khi ngài nghỉ ở trạm Hoành Sơn hai ngày trên sông Nước Mặn vào năm 1470 không còn nữa. Bóng dáng dòng sông bây giờ chỉ là những vũng nước quanh co chân đèo như kí ức thâm bao mồ hôi, nước mắt và máu của lịch sử cứ dùng dằng đất và người. Vì kí ức ây nên đèo thì ngang mà lòng người thì dựng đứng mỗi khi bước chân qua vòm mái Hoành Sơn quan - dâu vết duy nhát còn lại trên đường thiên lí Bắc - Nam được vua Minh Mạng xây dựng năm 1833.

Con đường thiên lí vốn được hình thành trước đó hơn 800 năm - năm Nhâm Thìn 992 khi vua Lê Đại Hành sai phục quốc Ngô Tử An đem ba vạn quân đi mở đường sang Nam giới... Hóa ra đèo Ngang là chỉ giới đầu tiên người Việt tiến về Nam, là nơi phân vân giữa hai nỗi lòng Việt - Chăm, là hàng rào che một cõi giang san Chúa Nguyễn lánh mình lập quốc theo lời sâm trạng Nguyễn Bỉnh Khiêm. Với địa chí như vậy, đèo Ngang trỏ' thành chiếc đòn gánh trĩu nặng quá khứ hai vai dân tộc trong ưu tư nữ sĩ Bà Huyện Thanh Quan vào buổi chiều lom khom dưới núi tiều vài chú / lác đác trên sông chợ mấy nhà / nhớ nước đau lòng con quốc quốc / thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Sau Bà Huyện Thanh Quan, cao đồ Cao Bá Quát cũng từng hứng chí đến đèo Ngang rong chơi sáng lên đứng Hoành Sơn / chiều xuống tắm Bàn Thạch / nhặt đá cầm trong tay / non sông chưa đầy vốc! Non sông chưa đầy vốc nhưng cũng đủ cho người hôm nay một đời yêu chưa thỏa. Bởi không chỉ yêu mà chỉ giọt buồn trong sáng, nữ tính, phiêu bồng nhởn nhơ trải cánh hải âu bay trên đỉnh đèo Ngang / nơi suốt đời gìn Nam giữ Bắc chia nghiêm cửa / suốt cổ về kim chốt chặn dàn / như vua Thiệu Trị khen tặng.

Và mỗi khi qua đèo Ngang, hốt nhiên tôi nhận ra chân dung trọn vẹn của dân tộc tôi hoàn thiện trong đau thương và được nuôi dưỡng bằng những nỗi niềm cô đơn hay lãng đãng mà người ta quen gọi là cái gốc văn hóa của tâm hồn.

BÀI CÙNG NHÓM