DÀN Ý ĐẠI CƯƠNG
A. MỞ BÀI:
(Nêu cảm nghĩ chung)
+ Nhớ về một sự kiện có liên quan đến con dế: Hôm qua đi học về, giẫm chết con dế.
+ Sự kiện đó gợi suy nghĩ đến nhân vật Dế Mèn.
B. THÂN BÀI:
1. Khi chưa đọc tác phẩm, cứ nghĩ rằng dế là dùng để đá nhau.
Khi học rồi thì thấy Dế Mèn có những tính cách đáng quí như người.
2. Dế sống độc lập ngay từ nhỏ: Đó là điều tốt nhưng rất dễ dẫn đến tính kiêu ngạo vì thiếu người quan tâm dạy bảo và do đó trở nên ngang ngạnh phá phách.
Thói xấu đó đáng chê trách. Qua đây, ta cũng rút ra bài học là đang nhỏ tuổi thì phải học đức tính khiêm tốn, biết nghe lời người khác, không được kiêu căng tự phụ.
3. Dế Mèn đã gây nên cái chết của Dế Choắt. Sự nghịch ngợm hỗn hào của nó phải trả giá rất đắt. Đó là một mạng sống của một người bạn rất ốm yếu, hiền lành và đáng thương. Dế Mèn ăn năn thì sự đã rồi. Nhưng ăn năn còn hơn là cứ giữ mãi tính hư thói xấu ngày nào.
+ Đây là bài học thấm thía cho Dế Mèn cũng là cho chúng em phải suy nghĩ trước những việc làm của mình. Cuộc sống bắt chúng ta phải chịu trách nhiệm trước những hành động sai trái của mình bằng những hậu quả không lường.
C. KẾT LUẬN:
Rút ra kinh nghiệm cho em: phải thương yêu nhau, hòa nhã với bạn bè.
BÀI LÀM
Hôm qua trên đường đi học về, qua bãi cỏ đầu làng, em đạp phải một cậu dế làm cậu ta tắt thở. Hình ảnh con dế nằm phơi bụng lên cỏ làm em thương lắm! Và bất ngờ nó gợi cho em nhớ lại một chàng Dế Mèn trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký mà em đã từng thương, từng yêu mến.
Trước đây em cứ nghĩ rằng Dế là con vật thích đánh đá, không có gì đáng quí cả. Nhưng khi học tác phẩm Dế Mèn pliiêu lưu ký em thấy Dế Mèn có tính cách cao quí như một con người. Có phải chăng Tô Hoài đã mượn hình ảnh Dế Mèn để nói đến chúng ta. Nói đến lứa tuổi bắt đầu biết suy nghĩ. Ngay từ nhỏ, Dế đã sống độc lập một mình, dần dần lớn lên vằ bắt đầu có tính kiêu ngạo. Vì không được ai dạy bảo nên càng lớn, Dế Mèn càng tự hào về mình, phá phách ngang ngạnh không ai chịu nổi. Cái thói xấu này của Dế Mèn đáng chê trách lắm. Nó giống như một số người trong cuộc sống: kiêu căng, tự phụ. Khi Dế Mèn trưởng thành mà hư hỏng. Nó chọc phá người khác, bắt nạt kẻ thất thế. Cái chết thương tâm của Dế Choắt do một lần đùa nghịch của Dế Mèn đã thức tỉnh hắn ta một lần sống dậy. Lúc này, Mèn không còn đáng chê trách nữa mà là kẻ đáng thương. Còn gì cao quí bằng khi biết lỗi thì hối hận và suy nghĩ. Mèn khóc thật nhiều bên mộ Dế Choắt, đứng suy ngẫm về bài học đường đời đầu tiên. Bây giờ Mèn thật sự sống cho mình. “Một lần ngã thì một lần trót dại”. Chúng ta có thể cảm thông cho Dế Mèn, qua đó, em cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm. Sống phải thương yêu, hòa nhã với bạn bè.