Cũng như hai tiếng học - hành, học - hỏi, hai chữ làm và ăn được nhân dân ta nói đến trong ca dao, tục ngữ thật sâu sắc, ý vị. Đây là câu tục ngữ tiêu biểu nhất nêu lên bài học làm người, thể hiện một triết lí nhân sinh tích cực về mối quan hệ giữa làm và ăn của mỗi người trong xã hội:
“Có làm thì mới có ăn,
Không dưng ai dễ đem phần đến cho”
1. Câu tục ngữ diễn đạt dưới hình thức thơ lục bát. Câu lục mộc mạc, giản dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày của bà con lao động về một sự thật hiển nhiên ở đời: “Có làm thì mới có ăn”. Dân gian đã sử dụng cách nói điều kiện - hệ quả để chỉ ra một chân lí. “Có làm” là điều kiện; “có ăn” là hệ quả. Thật là dễ hiểu, vì có làm thì mới có ăn; muốn có ăn thì phải làm, phải lao động.
Hai tiếng “không dưng” trong câu bát nghĩa là không bỗng chốc, không tự nhiên, tự dưng mà có. Chữ “phần” là miếng ăn, là của cải vật chất. “Có con mà gả chồng gần - Nửa đêm đốt đuốc đem phần biếu cha” (ca dao). Nghĩa câu bát bổ sung cho nghĩa câu lục, dân gian đã nhắc khẽ người đời nên biết, nên nhớ là không tự dưng, không bỗng chốc vô cớ mà thiên hạ đem miếng ăn, đem của cải vật chất đến cho không mình.
Tóm lại, câu tục ngữ đã chỉ rõ: muốn sống, muốn tồn tại, muốn ấm no thì phải lao động; không thể há miệng chờ sung, sống ỷ lại thiên hạ.
2. Câu tục ngữ đã khẳng định giá trị to lớn của lao động, ca ngợi sức lao động và con người lao động. Lao động trước hết để nuôi sông bản thân mình, nuôi sông gia đình mình. Lao động còn để phục vụ đất nước và nhân dân trên vị thế công dân. Có làm, có lao động mới sản xuất ra mọi của cải vật chát và sáng tạo ra mọi giá trị tinh thần để làm cho đất nước ngày thêm giàu đẹp. Lao động là nguồn sống, nguồn ấm no hạnh phúc cho gia đình và xã hội.
Qua câu tục ngữ, nhân dân ta đã phê phán những kẻ lười biếng, ăn bám, chỉ biết “ăn dày làm mỏng”, ỷ lại “há miệng chờ sung”. “Có làm thì mới có ăn”; siêng năng, chịu khó. lao động thì ấm no, có bát ăn bát để. Lười biêng thì đói rét, khổ cực, chẳng ai cho, chẳng ai thương! Muôn ấm no hạnh phúc và được mọi người tôn trọng thì phải lao động, cần cù, chịu khó. Đã từ bao đời nay, người nông dân Việt Nam đem mồ hôi và công sức bám lấy ruộng đồng, nương rẫy, cuốc bẫm cày sâu, một nắng hai sương, cày cấy quanh năm mới làm ra được hạt gạo để nuôi sông mình, nuôi sống gia đình mình. Nhờ thế mới có lương thực nuôi bộ đội đánh giặc, mới có nhiều gạo để xuất khẩu. Khái niệm làm và ăn rất rộng lớn. Người thợ xây nhà, làm cầu đường, trường học, bệnh viện, dệt vải, làm ra mọi vật dụng cho quốc kế, dân sinh. Thầy thuốc chữa bệnh, săn sóc sức khỏe nhân dân. Giáo viên dạy học, đào tạo thế hệ trẻ thành người lao động có văn hoá, có kĩ thuật cho đất nước. Lao động chân tay và lao động trí óc đều vẻ vang. Tất cả đều là nguồn nhân lực để nuôi sông xã hội, để xây dựng đất nước ngày một văn minh, giàu đẹp. “Có làm thì mới có ăn”, từ chân lí ấy ta mới cảm nhận được, lao động là cái đáng quý nhất, người lao động là người đáng kính nhất trong xã hội.
3. Câu tục ngữ trên chỉ rõ lao động là thước đo giá trị phẩm giá của mỗi người, mỗi thành viên trong gia đình, mỗi công dân trong xã hội. cần cù siêng năng, kiên nhẫn, chịu khó, dũng cảm, sáng tạo, v.v... là những đức tính tốt đẹp được hình thành, phát triển trong lao động, làm nên nhân cách công dân. Và cũng vì thế mà các thói xấu, tệ nạn như lười biếng, ỷ lại, ngại khó ngại khổ, tham lam, thích ăn ngon, mặc đẹp, xài sang mà chây lười, bóc lột, tham nhũng, xa hoa, lãng phí, v.v... đều bị cộng đồng chê cười, khinh bỉ, lên án. Dân gian nói thật hay về chuyện làm và ăn ồ đời. Những câu tục ngữ ấy đã trở thành bài học luân lí thấm thìa:
- “Hay ăn thì lăn vào bếp”. |
- “Khen nết hay làm, ai khen nết hay ăn”. |
- “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”. |
- “Có khó mới có miếng ăn, Không dưng ai dễ mang phần đến cho”. |
4. Câu tục ngữ “Có làm thì mới có ăn...” nêu lên một nguyên tắc, một quan niệm đúng đắn, công bằng, về làm và ăn, về cống hiến và hưởng thụ: có làm thì có hưởng, làm tốt hưởng nhiều, làm ít, làm dở thì hưởng ít, không làm không hưởng. Trong xã hội cũ, nhân dân lao động đầu tắt mặt tối quanh năm mà vẫn đói rét, trái lại, tầng lớp trên không làm mà lại sống trong nhung lụa. Đó là nghịch lí, bất công: “Thằng còng làm cho thằng ngay ăn”, “Kẻ ăn không hết, người lần không ra”.
Lao động thủ công, lao động cơ bắp thật vất vả và đáng quý. Một giọt mồ hôi, một hạt cơm vàng. Nhưng lao động kĩ thuật, lao động sáng tạo, tài kinh doanh quản lí là phẩm chát cần có, nên có đôi với mọi người sống trong nền kinh tế tri thức.
Lao động còn phải gắn liền với tiết kiệm. Nếu lao động mà không tiết kiệm, sống xa hoa lãng phí, cần mà không kiệm, thì có thể nói là chưa hiểu đầy đủ câu tục ngữ “Có làm thì mới có ăn...”. Qua câu tục ngữ trên, nhân dân ta đã đề cao lao động, nêu lên bài học giáo dục tinh thần lao động, nhắc nhở mọi người yêu lao động, biết sống bằng lao động. Bước vào đời, ai cũng phải sống bằng lao động, phải biết làm giàu một cách chính đáng bằng vốn liếng của mình, bằng chất xám và tài năng của mình. Cuộc đời đâu chỉ vì ăn mà làm, mà lao động? Còn nhiều ý nghĩa cao quý hơn. Vì sự ấm no hạnh phúc của cộng đồng, vì sự phú cường của đất nước mà người người lao động, nhà nhà lao động. Làm để ăn, để sống; làm còn để hiến dâng và phục vụ. Ông cha ta còn nhắc nhở: “Miệng ăn núi lở”, vì thế, cần kiệm phải là quốc sách.
Học đi đôi với hành, học tập khoa học, kĩ thuật,... phải là niềm say mê của thanh thiếu nhi. Để có miếng ăn mà phải lấy cái xe bò làm công cụ, phải làm theo kiểu con trâu đi trước, người cày theo sau thì buồn lắm! Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước giúp chúng ta hiểu sâu hơn hai chữ làm và ăn trong câu tục ngữ “Có làm thì mới có ăn...” này. Vì thế, học giỏi, lao động giỏi,.. được sống trong khoa học và giàu có là chí hướng, là ước vọng của mỗi chúng ta.