Dường như thời đại vẻ vang nào cũng gắn bó với những tên tuổi sáng chói về tài năng và đức độ. Vua Quang Trung đã làm nên những chiến công vĩ đại: đánh đổ hai tập đoàn gây nội chiến nồi da xáo thịt lâu dài trong lịch sử là Trịnh - Nguyễn; đập tan hai mươi vạn quân Thanh vừa mới chiếm đóng ở Thăng Long... Nhà vua cũng đã có một người quân sư thật tuyệt vời là La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Con người "thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu này" đã từng từ quan triều Lê nhưng hết lòng phò giúp Tây Sơn để xây dựng sự nghiệp kinh bang tế thế.
Bàn về phép học là phần trích bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi qua Quang Trung trình bày về mục đích của việc học. Học là để làm người có đạo đức; học là để tự làm giàu trí thức cho mình, góp phần làm hưng thịnh đất nước chứ không phải là cầu danh lợi như lũ tiểu nhân mạt hạng.
Tác giả khẳng định muôn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn. Đặc biệt muốn học tốt, muốn là quốc sĩ trong thiên hạ thì học phải đi đôi với hành.
Không phải đợi đến thời La Sơn Phu Tử thì vấn đề học và hành mới được đặt ra. Biết bao nhiêu những con người còn ưu tú của dân tộc Việt Nam trước đó đã dùng sở học của mình để giúp ích cho đời, cho nước, cho dân. Hầu hết các áng văn của các bậc anh hùng vĩ đại trong quá khứ dân tộc Việt Nam đều có sức nặng, đều là những thiên cổ hùng văn tham gia vào công cuộc dựng nước và giữ nước rất hiệu quả.
Học để thành tài, rồi để dùng cái tài ấy mà giúp ích cho đời là con đường của những học sĩ chân chính. Những người có học đích thực là những kẻ sĩ luôn cần thiết cho nước nhà. Dù nhiều lúc có bị o ép không thế cho tung bay đôi cánh chim bằng do hoàn cảnh nhưng những trí thức chân chính luôn tìm được chỗ hành đạo có ích cho đời.
Chu Văn An dâng sớ chém những tên mọt dân hại nước không được chấp nhận đã lui về đào tạo những nhân tài cho mai sau. Ông đã thực hành cái điều học của mình và trở thành "người thầy của muôn đời", thành tổ sư nghề giáo của người Việt.
Tên tuổi của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trường Toản sau này cũng không đi sai lệch cái quỹ đạo của những con người có thực học và không hề cơ hội chủ nghĩa.
Việc học gắn bó với hành thực ra là vấn đề của lí thuyết và thực tiễn. Rất nhiều người đã cực đoan cho rằng "trăm hay không bằng tay quen" đề cao chủ nghĩa kinh nghiệm. Thực ra càng tiến tới xã hội văn minh, con người cần phải tiếp thu nền tảng trí thức lí thuyết rất sâu sắc lúc ấy mới thực hành tốt và thành công.
Từ những điểu thực hành người ta đã biết cái ưu cái khuyết để rồi cải biến để rồi làm tiền đề cho lí thuyết mới. Cứ vậy hai mặt "học" và "hành" tác động biện chứng qua lại để làm biến đổi thế giới chúng ta.
Chúng ta rất nhát trí và tâm đắc với việc dùng hình ảnh so sánh của người xưa mà La Sơn Phu Tử lấy nó để nói về ý nghĩa của việc học: "Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo". Thật đúng, đều là cây cỏ cả nhưng có học thì là cây lúa, không học thì chỉ là thứ cỏ hôi, cỏ rối con trâu con bò không thèm ăn!
Cách giải thích chữ "đạo" của tác giả thật giản dị mà thấm thìa. Nó đâu trừu tượng, xa xôi: "Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người". Cái học ngày xưa thường nghiêng về "tam cương ngũ thường" nhưng hiện nay có thể hiểu cái "đạo" mà sự học đeo đuổi chính là vốn học vấn mà loài người đã tích lũy hàng ngàn năm trên tat cả những vấn đề nhằm đem tới vãn minh, văn hóa...
Càng nhiều trí thức chân chính, trí thức chính hiệu thì "triều đỉnh ngay ngắn, thiên hạ thịnh trị". Thật đúng! Càng nhiều hiền tài có học có hành thì quốc gia ấy mới mở mặt mở mày với nhân loại. Cường quốc - không lấy tiêu chí từ dân đông, nước rộng. Nó phải lấy cái cốt tử làm dân trí, là ngưỡi có học. Tài sản quý giá nhất của một dân tộc là đây.
Học với hành có ý nghĩa râ't to lớn đế xác định cái giá trị có thật hay giả của kẻ trí thức.
Lối học không có "hành" chỉ để đào tạo ra một lũ để "nịnh thần" làm suy đồi nền triều chính dẫn đến nước mất nhà tan. Học không hành là "lối học hình thức" với mục đích là "hòng cầu danh lợi". Đó là lối học định hướng tới những nhân cách đồi bại, tới những mục đích tầm thường thậm chí ích kỉ hại dân.
Bác Hồ từng khuyên thiếu niên: "Học tập tốt, lao động tốt" cũng là muốn gắn học với hành. Không học những điều vô bổ nhảm nhí chẳng đem tới một ý nghĩa gì cho cuộc sống nhân quần.
Những người học kết hợp với hành trong quá khứ thường là những bậc minh quân, hiền thần đóng góp tài năng và đạo đức để dựng xây, gìn giữ đất nước.
Những kẻ có học và biết hành chân chính có thể có mục đích làm giàu nhưng không phải làm giàu bằng mọi giá. Họ phải tạo dựng nền kinh tế nhân văn, mang bộ mặt con người...
Các doanh nhân trẻ Việt Nam đang hướng tới: Doanh nghiệp mạnh, giàu có nhưng kèm theo là hiệu quả. Hiệu quả cho gia đình, cho xã hội, cho dân, cho nước. Doanh nhân phải giỏi làm giàu nhưng đồng thời phải có trái tim yêu nước. Vấn đề thứ ba là sản phẩm phải tốt, nhiều lợi nhuận, kèm theo đó là cạnh tranh quốc tế, là quốc sĩ, là tự hào dân tộc, là nền kinh tế quốc gia vững bền. Những ai học và hành thực chất đều là những người phải có tâm và tâm. Họ làm giàu nhưng phải có những hoạt động xã hội xuất sắc vì dân vì nước.
Thật đau lòng khi hàng ngày chúng ta phải chứng kiến những vụ án tham ô tham nhũng làm that thoát hàng chục, hàng trăm tỉ tiền của Nhà nước, của nhân dân. Đó là hầm chui Văn Thánh, là vụ án Lã Thị Kim Oanh, là chia chác hoa hồng của các bác sĩ trên đơn thuốc của người bệnh, cần phải coi lại cái thực học của những kẻ "trí thức" này. Những con người có học chân chính không thế' "hành" động như thế.
Người ta thường nói về nhân vật có học là tỉ phú Bill Gates - ông vua phần mềm. "Nhà vua" này chỉ để một phần nhỏ gia tài cho con trong di chúc. Ông ta coi làm giàu là mục đích chứ không là cứu cánh. Phải chăng lí tưởng mà Bill Gates tôn thờ là phụng thờ xã hội?
Với La Sơn Phu Tử kẻ có học và biết hành là nguyên khí quốc gia. Những kẻ làm hư hỏng rường mô'i quốc gia là những kẻ không có thực học, dĩ nhiên "hành" là những tính tôán ích kỉ, vụ lợi...
Dư luận xã hội bây lâu nay đang quan tâm tới rất nhiều lốì học hình thức. Trường nào lớp nào cũng mong có điểm thành tích số học sinh khá giỏi thật cao, đậu tốt nghiệp thật cao nhưng thực tế lại là những điều đáng buồn.
Có bao nhiêu người ham học, lấy chuyện học là mục đích để sau này dùng nó cho cuộc đời mình, cho gia đình và cho xã hội?
Có bao nhiêu hòn ngọc không được mài giũa mà mỗi ngày mỗi tối đi? Thật đáng trách cho nhiều học sinh vào trường để chỉ lo quậy phá đua đòi. Chưa có đủ trình độ học vấn tối thiểu phổ thông thì lấy gì mà thi thố với đời trong tương lai. Muôn "hành" phải "học" thật nghiêm túc trước đã.
Học và hành, học phải đi đôi với hành; học thật nghiêm túc để sau này phục vụ sự nghiệp cuộc đời cho mình và cho xã hội... là những vấn đề thời nào cũng phải đặt ra. Tuy nhiên, trong thời đại hôm nay có rất nhiều những thực tế trớ trêu, việc học lại và nghiền ngẫm bài Bàn về phép học của La Sơn Phu Tử thật sự có ích.