Giải thích ý nghĩa của nhan đề bài thơ và khổ thơ đề từ trong Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên

Chế Lan Viên là một nhà thơ lớn của nền thơ ca Việt Nam hiện đạỉ. Với tập "Điêu tàn", Chế Lan Viên đã xuất hiện giữa làng thơ như một "niềm kinh dị" (Hoài Thanh) Bấy giờ, Chế Lan Viên đang chìm trong nỗi cô đơn, đau khổ, ông chỉ muốn lảng tránh cuộc đời:

Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh

Một vì sao trơ trọi cuối trời xa

Để nơi đó tháng ngày tôi lẩn tránh

Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo.

Người ta thấy Chế Lan Viên chìm đắm trong mối suy tư siêu hình về cuộc đời. Sau cách mạng, hồn thơ Chế Lan Viên đã thay dổi. Ông đã tìm cho mình một niềm vui mới, một lẽ sống mới, một niềm hạnh phúc mới là từ bỏ nỗi cô đơn để hoà nhập với cuộc đời. Ông gọi quá trình từ bỏ ấy là một cuộc hành trình "từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui", hay mượn cách nói của một nhà thơ Pháp, ông gợi đó là "Từ chân trời của một người đến chân trời của tất cả"

"Tiếng hát con tàu" là tiếng hát của một tâm hồn trên hành trình ấy. Tác giả viết về quá trình đi đến với Tây Bắc, đến với nhân dân như là đến với cội nguồn của cuộc sống, cội nguồn của thơ ca. Chỉ đến với Tây Bắc, đến với nhân dân thì một con người mới tìm thấy ý nghĩa chân chính của cuộc sống, một thi sĩ mới tìm thấy nguồn cảm hứng đích thực của mình, bởi vì khi ấy hanh phúc của cá nhân là hoà nhập vào cuộc đời

Cho đền hôm nay. chúng ta vẫn chưa có đường tàu lên Tây Bắc. Ấy thế mà Chế Lan Viên lại đặt tên cho bài thơ này là "Tiếng hát con tàu" và vẽ ra hình ảnh "con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng?" Điều này có vẻ như điều phi thưc tế. Tuy nhiên, đó lại là một sáng tạo nghệ thuật của Chê Lan Viên bởi vì nhà thơ đã viết theo lối tượng trưng hoá. Tuy nhiên, mọi sáng tạo nghệ thuật không phải là hoàn toàn bất chấp thực tế. Lúc bấy giờ, chúng ta đang bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế, xây dưng cuộc sông mới Trên khắp đất nước đang dấy lên những phong trào rầm rộ, những đoàn người, nhất là lớp trẻ đang hãng hái hành quân lên những miền xa xôi dể xây dựng kinh tế mới, xây dựng cuộc sống mới cho đất nước. Do vậy, nó đã làm bừng lên một không khí náo nức trên khắp mọi miền của đất nước. Chính điều này đã khiến cho Chế Lan Viên tìm đến hinh tượng một đoàn tàu hăm hở, khẩn trương để diễn tà cuộc hành trình.

Trong tâm tưởng của Chế Lan Viên củng đang diễn ra một cuộc đấu tranh Nhà thơ đang phải đấu tranh với chính mình để tìm kiếm một lẽ sống mới. Đó là sự từ bỏ những tư tưởng hẹp hòi, từ bỏ cái thế giới nhỏ hẹp của riêng mình để đến với những tư tưởng lớn. Nó thực sự là một hành trình trong tư tưởng, một cuộc hành trình đầy gian khổ nhưng cũng đầy tin tưởng. Có lẽ vì thế mà Chế Lan Viên đã tỉm đến hình ảnh "Tiếng hát con tàu” để thể hiện cuộc hành trình tư tưởng của mình

Cũng có thể thấy thêm một lý do nữa là các văn nghệ sĩ của chúng ta cũng đang tạm xa cuộc sống ở thủ đô đông vui để lên với những miền xa xôi của Tổ quốc mà thâm nhập thực tế, tìm hiểu cuộc sống. Tức là họ tìm về với nhân dân. Với những lý do ấy, Chế Lan Viên đã sáng tạo ra hình ảnh con tàu vừa thực vừa hư ảo để làm thành hình tượmg trung tâm của bài thơ này.

" Tiếng hát con tàu" đã giúp cho Chế Lan Viên bày tỏ được lòng yêu nước nhiệt thành, lòng yêu cuộc sống đang rộng mở. Người ta thấy ở nó toàn bộ tinh thần trách nhiệm của một con người đối với nhân dân, Tổ quốc và một trách nhiệm của một thi sĩ với thơ ca. Nếu không dùng hình tượng ấy thì bài thơ chưa chắc đă có nhiều thành công như nó đã đạt được.

Trong các tác phẩm ta thường hay gặp những lời đề từ có khi nó là một câu châm ngôn, có khi là một câu thơ, hay đơn giản chỉ là một câu văn nhưng có ý tường sâu sác. Có thể là của chính tác giả, có thể là của người khác nhưng nó được xem như là tiền đề. nó gợi hứng, gợi ý, gợi từ cho người viết nên cái tác phẩm ấy. Cũng có những lời đề từ không gắn bó trực tiếp với nội dung tác phẩm mà chi như một thứ trang sức. Nhưng có trường hợp lời đề từ có nghĩa như một chiếc chìa khoá giúp người đọc mở được tác phẩm. Trường hợp lời đề từ bài thơ "Tiếng hát con tàu" của Chế Lan Viên là như thế. Dường như Chế Lan Viên muốn giải thích sơ bộ ý nghĩa của các hình tượng được xây dựng trong bài thơ.

Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc

Khi lòng ta đã hoá những con tàu

Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát

Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu?

Khổ thơ này, được viết theo lối lý giải định nghĩa. Một sự lý giải nghiêng về triết lý, biện chứng. Do đó, nó mang đậm chất trí tuệ. Chúng ta đọc lên thấy có một giọng hùng biện, trong đó Chế Lan Viên lý giải về ý nghĩa của hình tượng Tây Bắc và mối liên hệ giữa Tây Bắc với nhà thơ và Tổ quốc. Chừng như sợ rằng người đọc chỉ hiểu chữ Tây Bắc theo nghĩa hẹp, do đó, tác giả thuyết minh cho rõ những ý nghĩa mà mình muồn gắn cho Tây Bắc.

Tây Bắc vừa có nghĩa là Tây Bắc – miền đất cực Tây của Tổ quốc. Nhưng Tây Bắc không chỉ có nghĩa ấy:

Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc?

Mà Tây Bắc còn có nghĩa là những miền xa xôi của Tổ quốc, Tây Bắc còn là hiện thân của Tổ Quốc. Một thi sĩ đến với Tây Bắc cũng có nghĩa là đến với những miền xa xôi, cũng có nghĩa là đến với nhân dân và Tổ quốc. Ba ý nghĩa ấy dù sao chỉ mới nói đến một đối tượng trong quan hệ hướng ngoại. Chỗ độc đáo trong quan niệm của Chế Lan Viên còn ở chỗ ông thấy Tây Bắc là ở chính trong mình.

Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu.

Sở dĩ Tây Bắc là một hình tượng đa nghĩa như thế là bởi vì nhà thơ đã dùng biện pháp tượng trưng: biến một vùng đất cụ thể hạn hẹp thành một hình tượng có ý nghía khái quát, mang tính biểu tượng, bởi vì nhà thơ đã tìm thấy mối liên hệ giữa mình và cuộc sống. Mình là một con tàu đang hăm hở đến với cuộc đời, còn cuộc đời đang bừng lên một sức sống mới, đang mở lòng chào đón sự trở về của mình, nghĩa là cái tôi và cái ta đã hòa hợp với nhau, thì Tây Bắc không chi bó hep trong một địa danh, và lại Tây Bắc đâu phải là nơi sẽ đến mà là nơi trở về. Trở về với cuộc sống, với nhân dân như "nai về suối cũ", trở về với những kỷ niệm trong 9 năm kháng chiến, (có nghĩa là trở về với chính lòng mình) Tóm lại, đến với Tây Bắc là đến với tất cả.

Khi lòng ta đã hoá những con tàu

Khi Tồ quốc bốn bề lên tiếng hát

Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu?

BÀI CÙNG NHÓM