Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hai quả chuông đồng cổ nhất Việt Nam

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Chuông đồng là những di vật cổ có giá trị rất lớn. Do chiến tranh loạn lạc, những quả chuông có niên đại sớm ở VN còn lại rất ít. Đến nay chỉ mới phát hiện hai quả chuông được xem là có niên đại sớm nhất của VN là chuông Thanh Mai và chuông Nhật Tảo. Chuông Thanh Mai Theo các chuyên gia về cổ vật và sử học thì quả chuông đồng có niên đại sớm nhất Việt Nam hiện nay là quả chuông đồng được nhân dân thôn My Dương, xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai thuộc. | Hai quả chuông đồng cổ nhất Việt Nam Chuông đồng là những di vật cổ có giá trị rất lớn. Do chiến tranh loạn lạc những quả chuông có niên đại sớm ở VN còn lại rất ít. Đến nay chỉ mới phát hiện hai quả chuông được xem là có niên đại sớm nhất của VN là chuông Thanh Mai và chuông Nhật Tảo. Chuông Thanh Mai Theo các chuyên gia về cổ vật và sử học thì quả chuông đồng có niên đại sớm nhất Việt Nam hiện nay là quả chuông đồng được nhân dân thôn My Dương xã Thanh Mai huyện Thanh Oai thuộc tỉnh Hà Tây cũ tìm thấy năm 1986 trong một lần đào mương khai thông hệ thống thủy lợi của thôn. Quả chuông này đã được tìm thấy ở độ sâu 3 5m. Toàn thân chuông cao 43cm nặng 36kg. Riêng quai chuông cao tới 7cm đường kính 35cm và miệng chuông có đường kính 39cm. Quai chuông đúc nổi đôi rồng đấu lưng vào nhau uốn cong một cách khéo léo tạo thành núm treo chuông. Đỉnh chuông được tạo theo hình chỏm cầu đúc nổi bằng nhiều cánh sen kép và nhũ đinh. Thân chuông hình trụ trên to dưới nhỏ ở mặt thân chuông có các đường gân nổi ngang dọc chia thân chuông thành 4 ô trên và 4 ô dưới. Hai núm dùng để gõ chuông có hình tròn lồng trong nền cánh sen hết sức nghệ thuật thể hiện đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc thời bấy giờ. Đặc biệt là trên phần thân chuông có khắc một bài minh văn bằng chữ Hán khoảng 1.500 chữ toàn bộ minh văn được khắc kín trong 8 ô. Đại ý của bài minh là chiếc chuông này được nhiều người công đức đúc nên. Danh sách những người công đức có ghi trên thân chuông. Những người này đều là đệ tử của nhà Phật có chung tâm đức tạo nên chiếc chuông này họ mong muốn rằng Khi tiếng chuông vang lên thì được trời đất thần Phật chứng giám cho chúng sinh và tiêu trừ hết khổ nạn. Phật pháp được lưu danh muôn thuở bản dịch của Viện Hán Nôm . Dựa vào bài minh và danh sách những người có công đức để đúc chuông được ghi trên thân chuông các nhà Hán Nôm và khảo cổ học đã xác định quả chuông do hội Tuỳ Hỷ của người Hoa và người Việt đúc vào năm Mậu Dần niên hiệu Trinh Nguyên thứ 14 năm 798 . Quả chuông được