Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tri thức địa phương của người Dao trong canh tác nương ở xã Phúc Sơn, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang - Nguyễn Trường Giang
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết "Tri thức địa phương của người Dao trong canh tác nương ở xã Phúc Sơn, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang" trình bày về tri thức địa phương với sự phát triển của cộng đồng, tình hình nghiên cứu tri thức địa phương của các tộc người và người Dao, tri thức địa phương trong canh tác nương của người Dao ở Phúc Sơn,. | 4 Nguyễn Trường Giang TRI THỨC ĐỊA PHƯƠNG CỦA NGƯỜI DAO TRONG CANH TÁC NƯƠNG Ở XÃ PHÚC SƠN HUYỆN CHIÊM HÓA TỈNH TUYÊN QUANG1 1. Tri thức địa phương với sự phát triển của cộng đồng Khái niệm tri thức địa phương được các nhà khoa học thuộc các chuyên ngành khác nhau quan tâm nghiên cứu rộng rãi từ thập kỷ 90 của thế kỳ XX. Dù được sử dụng dưới nhiều tên gọi khác nhau như tri thức bản địa tri thức kỹ thuật bản địa tri thức dân gian tri thức truyền thống khoa học của người dân hay tri thức của người nông thôn. nội dung mà người nghiên cứu muốn nhắc đến là hệ thống các tri thức đặc trưng của cộng đồng người địa phương trong cách ứng xử và thích ứng với môi trường tự nhiên và xã hội trong quá trình sinh tồn và lao động sản xuất ra của cải vật chất Nguyễn Thu Hà 2009 tr. 62 . Tất nhiên không phải gần đây các nhà khoa học mới phát hiện ra tri thức địa phương mà trên thực tế sau nhiều thế kỷ sử dụng khoa học hàn lâm để cải tạo thiên nhiên cũng như xem nhẹ những kinh nghiệm sống của người dân ở các khu vực địa lý khác nhau trên thế giới các nhà khoa học đã nhận thấy không phải kiến thức hàn lâm nào cũng đều giải quyết được những vấn đề của thực tiễn và tầm quan trọng của tri thức địa phương có thể được 1 Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia NAPOSTED trong đề tài mãsốIV5.3 - 2011.05. NGUYỄN TRƯỜNG GIANG kết hợp để giải quyết nhiều việc trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội văn hóa. Bùi Hoài Sơn 2009 tr. 47 . Ở Việt Nam từ lâu đã tồn tại định kiến coi văn hóa người dân tộc thiểu số là không tiến bộ thậm chí tạo ra rào cản cho sự phát triển chung của cộng đồng cần phải hạn chế hay loại bỏ một số truyền thống văn hóa. Trước đây một số tập quán canh tác của dân tộc thiểu số bị coi là lạc hậu ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và môi trường nên cần phải thay thế bằng khoa học - kỹ thuật. Dường như định kiến này được mặc định từ cả hai phía là người dân tộc đa số người Kinh và người dân tộc thiểu số cùng với quá trình tự định kiến. Nghiên