Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Quyền hành pháp và quyền hành chính nhà nước cao nhất
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Học thuyết phân quyền được hoàn thiện vào thế kỷ 18, thời kỳ của cách mạng tư sản. Mục tiêu của học thuyết này là chống lạm quyền, bảo vệ con người. Học thuyết này nhận thức bộ máy cai trị đặt dưới sự kiểm soát tối cao của nhà vua là đối tượng cần được kiểm soát. Khái niệm hành pháp ra đời với ý nghĩa bộ máy đó phải hoạt động trên cơ sở các quyết nghị của cơ quan đại diện của dân chúng- tức ngành lập pháp. Chính vì vậy, khái niệm hành pháp thời. | Quyền hành pháp và quyền hành chính nhà nước cao nhất 1. Quyền hành pháp và các yếu tố cấu thành của quyền hành pháp. Học thuyết phân quyền được hoàn thiện vào thế kỷ 18 thời kỳ của cách mạng tư sản. Mục tiêu của học thuyết này là chống lạm quyền bảo vệ con người. Học thuyết này nhận thức bộ máy cai trị đặt dưới sự kiểm soát tối cao của nhà vua là đối tượng cần được kiểm soát. Khái niệm hành pháp ra đời với ý nghĩa bộ máy đó phải hoạt động trên cơ sở các quyết nghị của cơ quan đại diện của dân chúng- tức ngành lập pháp. Chính vì vậy khái niệm hành pháp thời kỳ đầu của cách mạng tư sản có một ý nghĩa rất thụ động. Montesquieu hiểu hành pháp là quyền thi hành những điều hợp với quốc tế công pháp. 1 Một cách tổng quát quyền hành pháp theo học thuyết này được hiểu là quyền sử dụng các lực lượng vật chất của quốc gia để gìn giữ an ninh đối nội và đối ngoại. Quyền hành pháp như vậy là quyền cai trị theo luật. Trong lý thuyết của Montesquieu quyền hành pháp chỉ tham gia vào việc lập pháp bằng chức năng ngăn cản chứ không chen vào bàn cãi công việc mà cũng không phải làm các kiến nghị. Như thế là vì phía hành pháp lúc nào cũng không thể chấp chuẩn dùng từ một quyết định nào đó và bác bỏ một kiến nghị nào đó đã được thông qua thành nghị quyết nhưng phía hành pháp không đồng tình. 2 Như vậy quyền hành pháp theo lý thuyết phân quyền chỉ có quyền ngăn cản tức phủ quyết mà không có quyền trình kiến nghị lên ngành lập pháp hay bàn thảo luật cùng với ngành lập pháp. Các Quốc hội thời cách mạng 1792-1795 tại Pháp quan niệm quyền hành pháp là quyền thi hành một cách chật hẹp và máy móc mọi đạo luật do Quốc hội ban hành và hoàn toàn không có quyền sáng tạo gì cả ngay cả trong địa hạt bang giao. Sống vào cuối thế kỷ 18 Hamilton một nhà lập hiến của Mỹ đã nhận thấy rằng Khuynh hướng của ngành lập pháp muốn chi phối các ngành quyền khác là một khuynh hướng có thể tìm thấy trong nhiều chính thể. Trong một chính thể thuần tuý cộng hoà khuynh hương đó rất mạnh. Những đại diện của dân .