tailieunhanh - Báo cáo " Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính theo luật tố tụng hành chính sự kế thừa, phát triển và những nội dung cần tiếp tục được hoàn thiện "
Ngày 24/11/2010 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, tại kì họp thứ 8 đã thông qua Luật tố tụng hành chính số: 64/2010/QH12 (sau đây gọi tắt là Luật tố tụng hành chính), thay thế Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính số 49/1996/PL-UBTVQH9 ngày 21/05/1996(1) (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh). Luật tố tụng hành chính đã sử dụng phương pháp loại trừ kết hợp với liệt kê để mở rộng đáng kể phạm vi các việc thuộc thẩm quyền xét xử hành chính sơ thẩm. Mặc. | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl THẨM QUYỀN XÉT xử so THẨM vụ ÁN HÀNH CHÍNH THEO LUẬT Tố TỤNG HÀNH CHÍNH Sự KẾ THỪA PHẤT TRIỂN VÀ NHỮNG NỘI DUNG CẦN TIẾP TỤC Được HOÀN THIỆN Ngày 24 11 2010 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII tại kì họp thứ 8 đã thông qua Luật tố tụng hành chính số 64 2010 QH12 sau đây gọi tắt là Luật tố tụng hành chính thay thế Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính số 49 1996 PL-UBTVQH9 ngày 21 05 1996 1 sau đây gọi tắt là Pháp lệnh . Luật tố tụng hành chính đã sử dụng phương pháp loại trừ kết hợp với liệt kê để mở rộng đáng kể phạm vi các việc thuộc thẩm quyền xét xử hành chính sơ thẩm. Mặc dù Luật tố tụng hành chính mới có hiệu lực thi hành 2 nhưng việc đánh giá về sự kế thừa phát triển và những hạn chế của các quy định về thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính theo quy định của Luật này là cần thiết để có thể kịp thời đưa ra những giải pháp hợp lí cho việc hoàn thiện và tổ chức thực hiện Luật có hiệu quả trong thực tiễn. Xét về phương diện lí luận các vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm là các tranh chấp hành chính giữa chủ thể quản lí hành chính nhà nước cá nhân tổ chức được sử dụng quyền hành pháp với đối tượng quản lí hành chính nhà nước cá nhân tổ chức phải phục tùng quyền hành pháp phát sinh do việc thực thi quyền hành pháp ban hành quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính . Tất nhiên không phải TẠP CHÍ LUẬT HỌC số 9 2011 Ths. NGUyỄN MẠNH HỪNG tất cả các tranh chấp nêu trên đều thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm. Chỉ những tranh chấp hành chính được cá nhân tổ chức khởi kiện ra toà án theo quy định của pháp luật mới thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm. Do đó Luật tố tụng hành chính và Pháp lệnh đều quy định các vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm là các khiếu kiện hành chính. Phù hợp với quan điểm mở rộng thẩm quyền xét xử của toà án đối với các khiếu kiện hành chính được ghi nhận trong Nghị quyết của Bộ chính trị số 49-NQ TW ngày 02 06 2005 quan điểm của phần lớn các nhà nghiên cứu khoa học pháp
đang nạp các trang xem trước