Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo trình - Lý sinh học - chương 7
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Chương 7 CƠ SỞ HÓA LÝ CỦA SỰ HƯNG PHẤN I. Khái niệm hưng phấn và ngưỡng hưng phấn * Khái niệm hưng phấn Hưng phấn là sự chuyển từ trạng thái nghỉ ngơi sang trạng thái hoạt động. Hưng phấn bao gồm hai cơ chế: Cơ chế tiếp nhận kích thích bởi các thụ quan và cơ chế chuyển tín hiệu kích thích thành tín hiệu điện, truyền về não để xử lý thông tin và phát tín hiệu thực hiện phản ứng trả lời. Tín hiệu kích thích rất đa dạng nhưng chủ yếu là tín hiệu vật lý (nhiệt, ánh. | Chương 7 CƠ SỞ HÓA LÝ CỦA SỰ HƯNG PHẤN I. Khái niệm hưng phấn và ngưỡng hưng phấn Khái niệm hưng phấn Hưng phấn là sự chuyển từ trạng thái nghỉ ngơi sang trạng thái hoạt động. Hưng phấn bao gồm hai cơ chế Cơ chế tiếp nhận kích thích bởi các thụ quan và cơ chế chuyển tín hiệu kích thích thành tín hiệu điện truyền về não để xử lý thông tin và phát tín hiệu thực hiện phản ứng trả lời. Tín hiệu kích thích rất đa dạng nhưng chủ yếu là tín hiệu vật lý nhiệt ánh sáng áp suất. và tín hiệu hóa học hoócmôn mùi vị. . Chức năng chuyển tín hiệu kích thích thành tín hiệu điện tức sóng hưng phấn và dẫn truyền sóng hưng phấn do noron thực hiện. Thực hiện phản ứng trả lời có thể là cơ quan mô tế bào và cả ở mức độ phân tử. Trong hệ sinh vật từ sinh vật đơn bào tới sinh vật đa bào tuy có mức độ tiến hóa khác xa nhau nhưng đều tồn tại tính hưng phấn để thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống. Khái niệm ngưỡng hưng phấn Hình 7.1 Tương quan giữa cường độ và thời gian kích thích Ngưỡng hưng phấn được xác định bằng cường độ nhỏ nhất và thời gian kích thích ngắn nhất để có thể tạo nên sự hưng phấn. Cường độ nhỏ nhất kích thích để tạo ra được phản ứng trả lời gọi là 1 reobaz. Thời gian ngắn nhất khi kích thích 1 reobaz để tạo ra được phản ứng trả lời là thời gian có ích xem hình 7.1 . Trong thực nghiệm xác định thời gian có ích rất khó nên Lapicque lấy thời gian ứng với 2 reobaz để đo ngưỡng thời gian kích thích gọi là thời trị. Đường biểu diễn tương quan giữa cường độ và thời gian kích thích là đường hipecbol ứng với phương trình do Weiss đưa ra năm 1901 a i y b 7.1 i Cường độ ngưỡng t Thời gian ngưỡng a Hằng số ứng với đường thẳng thời gian chạy song song với trục tung b Hằng số ứng với đường thẳng cường độ chạy song song với trục hoành Nếu cường độ i 2b nghĩa là bằng 2 reobaz thì phương trình 7.1 sẽ có dạng 2b a b 7.2 b a t a t t b Thời trị thay đổi tùy theo mô. Ví dụ ở người thời trị của cơ duỗi dài gấp từ 1 5 đến 2 lần so với cơ gập. II. Lý thuyết hưng phấn của Heinbrun 1928 .