Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Kỹ thuật trồng nấm rơm part 4

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Tham khảo tài liệu 'kỹ thuật trồng nấm rơm part 4', nông - lâm - ngư, nông nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | khòng được khô cũng dễ bị mốc. Nên phương pháp này ngày nay ít sử dụng. 2- Sấy Nấm cũng được rửa sạch chẻ đôi như trên để ráo nước và đưa vào lò sấy thủ công hay cơ giới . Quá trình sấy khô tiến hành lúc đầu ở nhiệt độ thấp nâng dần lên nhưng không được quá 70 . Thời gian sấy phụ thuộc vào phương pháp sấy. Nấm sấy khô có chất lượng tốt hơn nấm phơi khô. Nấm khô thường chỉ chiếm 10 trọng lượng nấm tươi 10kg tươi cho 1 kg khô . Thời gian bảo quản cả năm. II-NẤM MUỐI Nấm không bóc bao rửa sạch chần qua nước sôi 4- 5 phút. Vớt ra ngâm vào nước lạnh khi nấm nguội vớt ra để ráo nước cho vào can nhựa hay chum vại các vật chứa không bị ăn mòn bởi muối và axít . Cứ một lớp nấm rải một lớp muối hạt đến khi đầy vật chứa thì đậy lại bằng một lớp nylon và dùng vĩ cài chặt nấm lại. Cuối cùng đổ nước muối bão hòa đã có axit citric C6H8O7-H2O cho ngập đầy nấm. Lượng muối sử dụng như sau Cứ 1 kg nấm tươi thì dùng 0 2kg muối hạt và 0 25 lít dung dịch 34 muối bão hòa đã có axit citric. Cách điều chế dung dịch muối bão hòa có pha axit citric Cho muối hạt vào nước đun sôi vừa đun vừa khuấy đều đến khi muối không tan được nữa để nguội gạn lấy dung dịch trong 20 -30 C cho axit citric vào dung dịch theo tỷ lệ 10 lít dung dịch dùng 4 gram axit citric. Nên khuấy tan axit citric với 1 lít nước trong 1 cốc nhỏ rồi cho từ từ vào dung dịch nước muối vừa cho vào vừa khuấy đểu để điểu chỉnh pH của dung dịch nước muối bão hòa pH 3. Thời gian nấm muối ổn định khoảng 15-20 ngày không hao hụt và đủ muối . Trong suốt thời gian này nếu nước ngâm bị đục phải thay nước muối bão hòa có pha axit citric khác để tránh nhiễm trùng và bị mốc. Thời gian bảo quản 3-4 tháng. Phần V SÂU BỆNH VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ Nấm cùng như các cây trồng khác đểu có thể bị sâu bệnh tác hạị trong quá trình nuôi trồng. 35 Sâu bệnh làm giảm sản lượng và chất lượng nấm đôi lúc có khả năng gây thất thu cho người trồng. Gây bệnh cho nấm có thể do thiếu dinh dưỡng môi trường sống nhiệt độ ánh sáng không thuận lợi vi khuẩn vi rút nấm dại .