Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Cạm bẫy trong công tác quản trị HR
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Được giao phó quản trị con người - nguồn lực quan trọng mang tính quyết định tới sự thành công lâu dài của tổ chức hay doanh nghiệp - nhiệm vụ của bộ phận HR rất khó khăn và cũng rất nặng nề. Theo kinh nghiệm được các chuyên gia HR hàng đầu chia sẻ, người làm công tác nhân sự rất dễ vấp phải 3 loại “cạm bẫy” điển hình. | Cạm bẫy trong công tác quản trị HR Được giao phó quản trị con người - nguồn lực quan trọng mang tính quyết định tới sự thành công lâu dài của tổ chức hay doanh nghiệp - nhiệm vụ của bộ phận HR rất khó khăn và cũng rất nặng nề. Theo kinh nghiệm được các chuyên gia HR hàng đầu chia sẻ người làm công tác nhân sự rất dễ vấp phải 3 loại cạm bẫy điển hình. Không nhất quán trong cách tiếp cận - Bẫy đầu tiên Trong một tổ chức mỗi nhân viên thường có xuất xứ chuyên môn và trình độ khác nhau. Chức năng của người làm HR là tối ưu hóa sự khác biệt này tập trung sức mạnh của từng cá thể để đem lại thành công cho tập thể. Tuy nhiên vấn đề là sự khác biệt này lại ít được quan tâm và trên thực tế các nhân viên thường được lắp một cách cẩu thả vào các vị trí trống. Khi bàn tới mục tiêu cho bộ phận lãnh đạo bộ phận thường tập trung vào kế hoạch tầm nhìn của bộ phận mà coi nhẹ cách thức triển khai những năng lực hành vi cần yêu cầu phải có đối với các nhân viên dưới quyền để có thể đạt được những mục tiêu đề ra. Bản thân trong cùng một nhóm một bộ phận cùng chức năng lãnh đạo công ty hoặc bộ phận cũng không tìm cách để thống nhất ở mức độ tương đối hành vi cách thức phản ứng đối với một đầu việc cụ thể của các nhân viên. Tính thống nhất này rất quan trọng vì chính nó sẽ tạo ra sự cộng hưởng động lực để mang lại hiệu quả cho toàn bộ phận. Tránh bẫy người ta thường cân nhắc một cách kỹ càng sự khác biệt giữa những nhân viên trong đơn vị. Trên cơ sở hiểu biết này dần định hình các quy định quản lý nhân sự để tạo ra sự thống nhất tương đối trong toàn công ty. Người ta cũng thường đầu tư thời gian để định nghĩa những cụm từ thường xuyên được sử dụng trong hoạt động kinh doanh của công ty. Ví dụ các nhân viên trong công ty cần hiểu một cách đầy đủ về khái niệm đối tác khách hàng . để có cách hành xử nhất quán khi làm việc. Rất rõ ràng về những quy định yêu cầu xung quanh một vị trí công việc cụ thể và các tiêu chí đánh giá là việc mà các nhà quản trị HR thường vận dụng. Kế đến xây dựng các