tailieunhanh - Khảo sát và đánh giá vai trò của vi sinh vật trong môi trường nhiễm chất da cam/dioxin tại sân bay Đà Nẵng
Vi sinh vật tại khu vực nhiễm chất da cam/dioxin trong sân bay Đà nẵng (bao gồm khu vực lưu giữ chất độc trước đây và hồ gom nước mưa từ khu nhiễm của sân bay) được khảo sát để đánh giá ảnh hưởng của chất độc tại đây. Kết quả cho thấy số lượng vi sinh vật thuộc các nhóm sinh trưởng khác nhau đều giảm một cách đáng kể, đặc biệt trong khu vực lưu giữ chất độc | Khảo sát và đánh giá vai trò của vi sinh vật trong môi trường nhiễm chất da cam dioxin tại sân bay Đà Nang Đinh Thúy Hằng1 Nguyễn Thu Hoài2 Đỗ Ngọc Lanh2 Nguyễn Minh Giảng1 Nguyễn Thị Anh Đào1 Lê Thị Hoàng Yến1 Dương Văn Hợp1 1 - Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học - Đại học Quốc gia Hà nội 2 - Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga Bộ Quốc phòng Tóm tắt Vi sinh vật tại khu vực nhiễm chất da cam dioxin trong sân bay Đà nẵng bao gồm khu vực lưu giữ chất độc trước đây và hồ gom nước mưa từ khu nhiễm của sân bay được khảo sát để đánh giá ảnh hưởng của chất độc tại đây. Kết quả cho thấy số lượng vi sinh vật thuộc các nhóm sinh trưởng khác nhau đều giảm một cách đáng kể đặc biệt trong khu vực lưu giữ chất độc. Ảnh hưởng của chất độc được thể hiện rõ qua việc so sánh các mẫu có độ nhiễm độc khác nhau trong đó số lượng tế bào của mỗi nhóm vi sinh vật tỷ lệ nghịch với mức độ nhiễm độc của môi trường. Vi khuẩn hiếu khí vi nấm và vi khuẩn kỵ khí khử nitrate là các nhóm có số lượng tế bào cao nhất đồng thời thể hiện tính thích nghi cao với môi trường ô nhiễm đặc biệt nhóm vi khuẩn hiếu khí có tỷ lệ tế bào sử dụng cơ chất carbazol rất cao tới 50 . Các nhóm vi sinh vật này do vậy có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân huỷ sinh học tại môi trường ô nhiễm đồng thời là nguồn vi sinh vật quý giá có giá trị ứng dụng cao trong việc làm sạch các nguồn ô nhiễm PAH khác. Từ khoá chất da cam dioxin carbazol PAH vi sinh vật hiếu khí kỵ khí. Đặt vấn đề Trong chiến tranh Đông dương một lượng lớn chất diệt cỏ chứa các hợp chất dioxin được rải xuống các cánh rừng miền Trung và Nam Việt Nam gây thiệt hại nặng nề đối với môi trường và sinh thái tại các khu vực này Stellman et al. 2003 . Gần nửa thể kỷ trôi qua một phần các chất độc sử dụng trong chiến tranh đã bị phân hủy nhưng hậu quả còn để lại cho đến nay vẫn vô cùng lớn chưa thể đánh giá được một cách đầy đủ Lê Hải Triều et al. 2005 Nguyễn Xuân Nết et al. 2002 . Phân huỷ sinh học là biện pháp xử lý ô nhiễm được biết đến với hiệu quả
đang nạp các trang xem trước