Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sử dụng kỹ thuật dạy học theo hướng phát triển năng lực người học ở một số nội dung, bài giảng của môn Lịch sử các học thuyết kinh tế
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong phạm vi bài viết này, tác giả đề cập đến một số phương pháp, kỹ thuật dạy học ở một số nội dung, bài giảng môn Lịch sử các học thuyết kinh tế theo hướng tôn trọng, phát triển năng lực người học ở trường Đại học Kinh tế Nghệ An hiện nay. | SỬ DỤNG KỸ THUẬT DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC Ở MỘT SỐ NỘI DUNG BÀI GIẢNG CỦA MÔN LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ Tác giả TS. Trần Thị Bình Đơn vị công tác Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Kinh tế Nghệ An LỜI MỞ ĐẦU Một trong những giải pháp góp phần thành công đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội trong giai đoạn hiện nay là đổi mới phương pháp giảng dạy.Vấn đề cốt lõi là phải đổi mới nội dung phương pháp kỹ thuật day - học ở các cấp bậc học đặc biệt là giáo dục đại học. Cần vận dụng triệt để ưu điểm các phương pháp kỹ thuật mới đem lại sự phát triển tư duy độc lập sáng tạo năng lực người học chủ động tích cực trong quá trình tương tác. Xóa bỏ lối áp đặt kiến thức theo kiểu thầy chiếu trò chép thầy đọc trò ghi người học thụ động thiếu tự tin trong quá trình tiếp nhận tri thức. Trong phạm vi bài viết này tác giả đề cập đến một số phương pháp kỹ thuật dạy học ở một số nội dung bài giảng môn Lịch sử các học thuyết kinh tế theo hướng tôn trọng phát triển năng lực người học ở trường Đại học Kinh tế Nghệ An hiện nay. 1. Vị trí và đặc điểm cơ bản của môn Lịch sử các học thuyết kinh tế Môn Lịch sử các học thuyết kinh tế là một trong những học phần tiên quyết thuộc môn cơ sở ngành thuộc ngành kinh tế của các trường Đại học Kinh tế nói chung và Đại học Kinh tế Nghệ An nói riêng. Lịch sử các học thuyết kinh tế là môn khoa học xã hội nghiên cứu quá trình phái sinh phát triển đấu tranh và thay thế lẫn nhau của các hệ thống quan điểm kinh tế của các giai cấp cơ bản trong các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau. Nội dung môn học bao gồm hệ thống các quan điểm kinh tế của tác giả thuộc các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau ở các giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử. Nó chỉ ra những cống hiến những giá trị khao học cũng như phê phán có tính lịch sử những hạn chế của các trường phát kinh tế học trên thế giới. Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu của nó Lịch sử các học thuyết kinh tế là cần