tailieunhanh - Sử dụng bản đồ tư duy để hỗ trợ dạy học theo xemina đối với môn Hóa học đại cương ở trường đại học kỹ thuật

Bài báo này giới thiệu việc sử dụng bản đồ tư duy để hỗ trợ việc dạy học theo xemina đối với môn Hóa học đại cương ở trường Đại học kỹ thuật. Việc sử dụng bản đồ tư duy kết hợp với xemina sẽ giúp giảng viên tiết kiệm thời gian, nâng cao tính linh hoạt trong giảng dạy, giúp sinh viên phát huy tối đa sự sáng tạo, khả năng tư duy, ghi nhớ, kỹ năng hội họa, tạo tâm lý thoải mái, kích thích hứng thú học tập và nâng cao kết quả học tập của sinh viên | SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY ĐỂ HỖ TRỢ DẠY HỌC THEO XEMINA ĐỐI VỚI MÔN HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT NGUYỄN NGỌC TUẤN Trường Đại học CNTT và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên TRẦN TRUNG NINH Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt: Ở các trường Đại học kỹ thuật không chuyên về hóa học, môn Hóa học đại cương được học từ năm thứ nhất. Sinh viên gặp nhiều khó khăn khi học môn Hóa học đại cương, bởi vì sinh viên bắt đầu làm quen với giảng đường đại học, chưa có phương pháp học phù hợp với bậc đại học. Bản đồ tư duy (Mind Map) là một công cụ hiệu quả để hệ thống hóa tư duy bằng các hình ảnh, từ khóa và liên kết với nhau bằng những đường nối. Bài báo này giới thiệu việc sử dụng bản đồ tư duy để hỗ trợ việc dạy học theo xemina đối với môn Hóa học đại cương ở trường Đại học kỹ thuật. Việc sử dụng bản đồ tư duy kết hợp với xemina sẽ giúp giảng viên tiết kiệm thời gian, nâng cao tính linh hoạt trong giảng dạy, giúp sinh viên phát huy tối đa sự sáng tạo, khả năng tư duy, ghi nhớ, kỹ năng hội họa, tạo tâm lý thoải mái, kích thích hứng thú học tập và nâng cao kết quả học tập của sinh viên. Từ khóa: Bản đồ tư duy, xemina, phương pháp dạy học, hóa học đại cương, đại học kỹ thuật 1. MỞ ĐẦU Xemina là một trong những phương pháp dạy học tích cực được sử dụng thường xuyên trong quá trình dạy học tại các trường Đại học và Cao đẳng. Phương pháp này giúp người học tự giác, tích cực, sáng tạo, chủ động tìm kiếm tài liệu và tiếp thu kiến thức. Với cách dạy học này, sinh viên có nhiều điều kiện bộc lộ những suy nghĩ của mình, tạo không khí học tập sôi nổi, kích thích tất cả sinh viên tham gia vào quá trình học tập [1], [3]. Do vậy, tăng cường các xemina trong dạy học ở trường đại học là một hướng quan trọng để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đại học hiện nay. Để tiến hành tốt một xemina khoa học, giảng viên và sinh viên cần có sự chuẩn bị chu đáo về mặt nội dung và cách thức tổ chức. Tuy nhiên, trong thực tế khi sử dụng phương pháp này thì giảng viên và sinh viên sẽ tốn

TỪ KHÓA LIÊN QUAN