Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Một hướng dạy từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa (qua trường hợp trường từ vựng “thức ăn”)

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết đề xuất một hướng giảng dạy từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài theo hướng liên ngành Ngôn ngữ - Văn hóa. Bằng cách ứng dụng lí thuyết của ngôn ngữ học tri nhận, đặc biệt là lí thuyết về ẩn dụ ý niệm, chúng tôi mong muốn giúp người học rút ra các công thức tư duy để hiểu được đặc trưng cấu trúc và ý nghĩa của trường từ vựng tiếng Việt | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Sci. 2014 Vol. 59 No. 6 pp. 63-70 MỘT HƯỚNG DẠY TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ - VĂN HÓA QUA TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG TỪ VỰNG THỨC ĂN Đỗ Phương Thảo Khoa Việt Nam học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong bài viết này chúng tôi muốn đề xuất một hướng giảng dạy từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài theo hướng liên ngành Ngôn ngữ - Văn hóa. Bằng cách ứng dụng lí thuyết của ngôn ngữ học tri nhận đặc biệt là lí thuyết về ẩn dụ ý niệm chúng tôi mong muốn giúp người học rút ra các công thức tư duy để hiểu được đặc trưng cấu trúc và ý nghĩa của trường từ vựng tiếng Việt từ đó biết cách cấu tạo từ theo quy luật tư duy của người bản ngữ và vận dụng trong các tình huống một cách phù hợp. Chúng tôi đã thử thiết kế một số bài giảng để dạy trường từ vựng thức ăn cho người nước ngoài ở cả trình độ cơ bản và nâng cao như một ví dụ cho mô hình trên. Mục đích cuối cùng là người học biết vận dụng từ vựng vào đúng bối cảnh văn hóa giao tiếp của người Việt. Từ khóa Tiếng Việt người nước ngoài ngôn ngữ thứ hai trường từ vựng ngôn ngữ văn hóa tư duy. 1. Mở đầu Trong thời gian gần đây việc giảng dạy tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai đang thu được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên dù đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới cả về giáo trình và phương pháp giảng dạy theo hướng chú ý nhiều hơn đến vấn đề ngữ dụng giao tiếp nhưng có thể thấy vẫn còn tồn tại hiện tượng dạy tiếng Việt theo truyền thống của ngôn ngữ học cấu trúc tức là dạy ngôn ngữ trong trạng thái tĩnh với những ý nghĩa và cấu trúc khô cứng. Ví dụ dạy từ vựng thì mới dừng lại ở ý nghĩa của từ trong từ điển mà ít gắn liền từ với bối cảnh văn hóa và hoàn cảnh giao tiếp dạy cấu trúc ngữ pháp thì phần lớn là những cấu trúc được sử dụng trong sách vở mà không gần gũi thiết thực và cập nhật. Trong khi đó mối quan hệ mật thiết của bộ ba ngôn ngữ - tư duy - văn hóa là một sự thật hiển nhiên được các nhà ngôn ngữ học trên thế giới và các nhà Việt ngữ học từ lâu

TÀI LIỆU LIÊN QUAN