Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu xác định các gen không độc trên nấm gây bệnh đạo ôn một số vùng Đồng bằng sông Hồng

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết trình bày kết quả lây nhiễm nhân tạo đã xác định giống lúa có mang gen kháng Pik và Pita có khả năng kháng với nấm bệnh đạo ôn của Thái Bình và Hải Phòng. Cùng với sự phân ly tính không độc trong quần thể con lai F1 giữa giống mang gen không độc và mang gen độc đã xác định được quan hệ gen đối gen giữa giống mang gen kháng Pik và Pita với chủng nấm đạo ôn của Thái Bình và Hải Phòng chứng tỏ gen không độc trên nấm đạo ôn của Thái Bình và Hải Phòng là AVR Pik và AVR Pita. | Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CÁC GEN KHÔNG ĐỘC TRÊN NẤM GÂY BỆNH ĐẠO ÔN CỦA MỘT SỐ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Văn Bích, Giang Thị Mai, Đỗ Thị Kim Trang, Nguyễn Thị Hồng Minh, Đào Thị Thu Hằng. TÓM TẮT Kết quả lây nhiễm nhân tạo đã xác định giống lúa có mang gen kháng Pik và Pita có khả năng kháng với nấm bệnh đạo ôn của Thái Bình và Hải Phòng. Cùng với sự phân ly tính không độc trong quần thể con lai F1 giữa giống mang gen không độc và mang gen độc đã xác định được quan hệ gen đối gen giữa giống mang gen kháng Pik và Pita với chủng nấm đạo ôn của Thái Bình và Hải Phòng chứng tỏ gen không độc trên nấm đạo ôn của Thái Bình và Hải Phòng là AVR Pik và AVR Pita. Từ khóa: AVR Pik, AVR Pita, Thái Bình, Hải Phòng I. ĐẶT VẤN ĐỀ gen kháng phù hợp. Bệnh đạo ôn là một trong số những bệnh gây hại nghiêm trọng cho cây lúa, tác nhân gây bệnh đạo ôn là nấm Pyricularia oryzae. Bệnh có thể xuất hiện trên lá, đốt thân, cổ bông hoặc những phần khác trên bông, đôi khi cả trên hạt và có thể gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Năm 1971, Hebert phát hiện ra tính dị tản của nấm đạo ôn Pyricularia, các chủng nấm bệnh đạo ôn trên cây lúa có thể giao phối và tạo quả thể (perithecia). Đặc tính này được xem như là giới tính của nấm bệnh đạo ôn và giống như các loại nấm khác chúng được ký hiệu là MAT (mating type), có hai nhóm, một mang MAT1-1 và một mang MAT1-2. Những phát hiện về sự phân tính cũng như khả năng giao phối của các chủng nấm bệnh đạo ôn trên cho phép chúng ta nghiên cứu về đặc tính di truyền và hệ gen của các chủng nấm đạo ôn. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Năm 1992 Silue và cộng sự chứng minh được tính kháng bệnh được thể hiện qua tương tác gen-đối-gen, là sự tương tác giữa gen kháng (resistance gene) trên lúa và gen không độc (avirulence gene) của nấm bệnh đạo ôn. Mối tương tác gen-đối-gen giúp giải thích tại sao gen kháng trên cây lúa có biểu hiện kháng với chủng nấm đạo ôn này .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN