Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sự khác biệt trong quy định về các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ theo hai lĩnh vực pháp luật: sở hữu trí tuệ và khoa học & công nghệ
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nghiên cứu này có mục tiêu chỉ ra sự khác biệt trong quy định giữa hai lĩnh vực pháp luật Sở hữu trí tuệ và Khoa học & Công nghệ về các đối tượng của quyền Sở hữu trí tuệ. Với phương pháp nghiên cứu so sánh, kết quả chỉ ra rằng đã có sự khác biệt đáng kể trong việc đề cập bản chất các đối tượng: sáng chế, bí mật kinh doanh với tư cách là công nghệ, vấn đề “công nghệ ngược” và những quy định khác biệt về chương trình máy tính mà hai lĩnh vực pháp luật nói đến. | Bùi Trọng Tài và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 87 - 91 SỰ KHÁC BIỆT TRONG QUY ĐỊNH VỀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ THEO HAI LĨNH VỰC PHÁP LUẬT: SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Bùi Trọng Tài*, Phí Đình Khương 1 Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Nghiên cứu này có mục tiêu chỉ ra sự khác biệt trong quy định giữa hai lĩnh vực pháp luật Sở hữu trí tuệ và Khoa học & Công nghệ về các đối tượng của quyền Sở hữu trí tuệ. Với phương pháp nghiên cứu so sánh, kết quả chỉ ra rằng đã có sự khác biệt đáng kể trong việc đề cập bản chất các đối tượng: sáng chế, bí mật kinh doanh với tư cách là công nghệ, vấn đề “công nghệ ngược” và những quy định khác biệt về chương trình máy tính mà hai lĩnh vực pháp luật nói đến. Những khác biệt này nếu không được chỉ ra và sớm khắc phục, sẽ gây ra những hệ lụy lớn cho hoạt động thực thi cả hai lĩnh vực pháp luật, nhất là việc thực thi quyền Sở hữu trí tuệ trong bối cảnh có nhiều tranh chấp và vi phạm hiện nay. Từ khóa: Sở hữu trí tuệ , sở hữu công nghiệp, khoa học và công nghệ, sáng chế , bí mật kinh doanh, chương trình máy tính ĐẶT VẤN ĐỀ* Sở hữu trí tuệ (SHTT) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới. SHTT góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng cường sức cạnh tranh trong kinh doanh và đem lại sự năng động cho nền kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng đó, từ năm 2006 với việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và việc cam kết thực hiện việc bảo hộ các quyền SHTT theo Hiệp định liên quan đến các khía cạnh thương mại của quyền SHTT(TRIPs), Chính phủ Việt Nam đã cụ thể hóa và thể chế hóa các cam kết đó thành các quy định cụ thể của Pháp luật Việt Nam. Thực tế cho thấy, có rất nhiều ngành Luật của Việt Nam liên quan đến các đối tượng khác nhau của quyền SHTT ví dụ như Bộ Luật Dân sự coi SHTT như một thứ quyền tài sản; Luật xuất bản đề cập lĩnh vực Bản quyền; .