tailieunhanh - Đối chiếu sự tương đồng và khác biệt của biện pháp tu từ ẩn dụ trong thành ngữ Tiếng Hán và Tiếng Việt

Thành ngữ là sản phẩm tư duy của con người, nó góp phần tạo ra những nội dung, khái niệm mới trong tư duy ngôn ngữ. Các đơn vị thành ngữ đã đóng góp vào sự phong phú, đa dạng về ngôn từ và giá trị biểu hiện thông qua những biện pháp tu từ đặc sắc,. . | ĐỐI CHIẾU SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CỦA BIỆN PHÁP TU TỪ ẨN DỤ TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT NGUYỄN THỊ KHÁNH VÂN Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế NGUYỄN THỊ BẠCH NHẠN Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Thành ngữ là sản phẩm tư duy của con người, nó góp phần tạo ra những nội dung, khái niệm mới trong tư duy ngôn ngữ. Các đơn vị thành ngữ đã đóng góp vào sự phong phú, đa dạng về ngôn từ và giá trị biểu hiện thông qua những biện pháp tu từ đặc sắc. Bài báo đưa ra một số nhận xét về sự tương đồng và khác biệt của biện pháp tu tư ẩn dụ trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt trên các bình diện kết cấu, đặc điểm ngữ nghĩa nhằm giúp cho việc vận dụng trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập tiếng Trung được tốt hơn. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt có nhiều điểm tương đồng và khác biệt về nguồn gốc, kết cấu, ngữ nghĩa. Các biện pháp tu từ được sử dụng nhiều trong thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ tiếng Việt là: Biện pháp tu từ tỉ dụ (so sánh); Biện pháp tu từ tỉ nghĩ (ẩn dụ); Biện pháp tu từ khoa trương (ngoa dụ); Biện pháp tu từ đối chiếu (đối xứng). Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu, bài báo chỉ tập trung “Đối chiếu sự tương đồng và khác biệt của biện pháp tu từ ẩn dụ trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt” trên bình diện cấu trúc và đặc điểm ngữ nghĩa. 2. BIỆN PHÁP TU TỪ ẨN DỤ TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT . Biện pháp tu từ ẩn dụ (tỉ nghĩ) tiếng Hán Biện pháp tu từ lấy vật tả thành người, lấy người tả thành vật hoặc lấy sự vật A tả thành sự vật B gọi là biện pháp tu từ ẩn dụ, bao gồm hai loại: biện pháp tu từ nghĩ nhân và biện pháp tu từ nghĩ vật. [5] . Biện pháp tu từ nghĩ nhân Xem vật như người, lấy ngôn ngữ, suy nghĩ, tình cảm của người để tả vật [5]. Ví dụ : 矮小而年 高 的垂柳,用苍绿的叶子抚 摸 着快熟的庄稼;密集的芦苇,细 心 地护 卫着脚下偷偷开放的野花。(郭小川《团泊洼的秋天》) Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 04(20)/2011: tr. 108-116 ĐỐI CHIẾU SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CỦA BIỆN PHÁP TU TỪ ẨN DỤ. 109 Cây thùy dương .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.