Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Con người Trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm làm rõ những đặc trưng của mẫu hình con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ ở một giai đoạn đặc biệt của lịch sử dân tộc, xác định những đóng góp có ý nghĩa xã hội - thẩm mỹ của văn học nhà nho Nam Bộ qua việc thể hiện con người trung nghĩa, từ đây đề xuất một số vấn đề về nghiên cứu và tiếp nhận văn học nhà nho ở một vùng miền có nhiều đặc điểm riêng. | . Khi bối cảnh chính trị đã thay đổi, có sự rạn nứt về mặt ý thức hệ tư tưởng, quan niệm trung nghĩa có màu sắc khác hơn. Quan niệm trung nghĩa đã có sự chuyển hóa, trung với nước với dân, trọng dân nhiều hơn và có ý nghĩa rộng rãi tích cực, vượt ra khỏi nhận thức, nhãn quan Nho giáo để trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Các nhà nho Nam Bộ đã tiếp thu truyền thống đạo lí của dân tộc, quan niệm con người trung nghĩa là con người biết gắn trung quân với ái quốc, nghĩa hiệp, sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân, đấu tranh cho chính nghĩa của dân tộc. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần hình thành tư tưởng, tình cảm, tính cách của các nhân vật trung nghĩa ở Nam Bộ, đó chính là sự tác động mạnh mẽ của truyền thống tư tưởng dân tộc, cụ thể là tinh thần yêu nước, tư tưởng trung nghĩa của các thế hệ đi trước. Văn học nhà nho Nam Bộ phản ánh sự chuyển biến trong quan niệm trung nghĩa: con người trung nghĩa được xem xét trong mối quan hệ lý tưởng trung quân, lý tưởng ái quốc; xem xét trong mối quan hệ với lợi ích dân tộc, cộng đồng; xem xét trước các bài toán của lịch sử dân tộc và vùng miền Nam Bộ trong giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX. Mẫu hình con người trung nghĩa là một mẫu hình đẹp của con người trong thời kỳ đất n