Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Yếu tố văn hóa trong dạy - học ngoại ngữ
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong quá trình giao tiếp, việc hiểu biết những yếu tố văn hóa của người bản ngữ giúp cho người giao tiếp cũng như người học tiếp thu được ngoại ngữ một cách có hiệu quả, bởi vì nghĩa của một từ, nội dung lời thoại của bất kì một ngôn ngữ nào cũng có thể được thay đổi theo từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. | Số 12 (230)-2014 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG 65 NGOẠI NGỮ VỚI BẢN NGỮ YẾU TỐ VĂN HÓA TRONG DẠY - HỌC NGOẠI NGỮ Cultural Factors in the Teaching and Learning of Foreign Languages NGUYỄN ĐĂNG SỬU (TS; Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội) Abstract: In the teaching and learning of foreign languages, learners not only have good knowledge of the languages they are going to deal with but understand profoundly their cultures as well, since cultural factors exert major impacts on their language communication. English people have nomandic culture. They highly appreciate privacy and punctuality. They greatly esteem time, that’s why their language (English) has developed systems of times and aspects. Whereas Vietnamese have wet-rice culture.They highly appreciate their relatives. They love saving face, polite and indirect communication. The above- mentioned proves that Vietnamese learners of English should have a good command of the cultures of these two languages. Key words: culture; influence; language; knowledge; privacy; esteem; communication. 1. Đặt vấn đề Trong giai đoạn phát triển và hội nhập quốc tế hiện nay, nước ta cần có một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp vụ và sử dụng thành thạo ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Anh. Nhưng trong thực tế, có những người có vốn từ vựng khá phong phú, nắm chắc văn phạm, nói tiếng Anh lưu loát nhưng người bản ngữ lại không hiểu hay khi người bản ngữ nói, họ cũng không hiểu được người bản ngữ muốn nói gì. Trường hợp này không phải do rào cản ngôn ngữ đơn thuần mà nó còn tiềm ẩn một cái gì đó vượt ra khỏi ngôn từ và các quy tắc văn phạm. Đây chính là sự khác biệt về văn hóa của hai ngôn ngữ: có thể họ sử dụng trọng âm, ngữ điệu chưa đúng và khi người bản ngữ nói họ không cảm nhận được những nghĩa ngầm ẩn dí dỏm có mối liên hệ nhất định với kiến thức nền hoặc những kiến thức mang tính văn hóa đặc thù. Thực tế cho thấy, trong quá trình giao tiếp, việc hiểu biết những yếu tố văn hóa của người bản ngữ giúp cho người giao tiếp cũng như người