Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Mô hình sinh năng lượng học cho cá mú chấm đen: Dự báo sinh trưởng, lượng thức ăn cá sử dụng, thành phần của mức tăng khối lượng và thể trọng chuyển hóa
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục tiêu của nghiên cứu này là sử dụng phương pháp đa nhân tố để đánh giá sinh trưởng, lượng thức ăn cá sử dụng, thành phần của mức tăng khối lượng và thể trọng chuyển hóa ở cá múa chấm đen và thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố này với khối lượng cá và nhiệt độ nước dưới dạng các phương trình hồi quy. | Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2018 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC MÔ HÌNH SINH NĂNG LƯỢNG HỌC CHO CÁ MÚ CHẤM ĐEN (EPINEPHELUS MALABARICUS): DỰ BÁO SINH TRƯỞNG, LƯỢNG THỨC ĂN CÁ SỬ DỤNG, THÀNH PHẦN CỦA MỨC TĂNG KHỐI LƯỢNG VÀ THỂ TRỌNG CHUYỂN HÓA. BIOENERGETIC MODEL FOR MALABAR GROUPER (EPINEPHELUS MALABARICUS): GROWTH PREDICTION, FEED INTAKE, COMPOSITION OF WEIGHT GAIN, AND METABOLIC BODY WEIGHT. Lê Anh Tuấn1, Trương Hà Phương2 Ngày nhận bài: 9/3/2018; Ngày phản biện thông qua: 27/3/2018; Ngày duyệt đăng: 27/4/2018 TÓM TẮT Cá mú chấm đen, một đối tượng nuôi biển quan trọng, đã được nuôi ở Việt Nam từ năm 1988. Nhằm phát triển thức ăn hiệu quả và thân thiện với môi trường, các nhu cầu của cá mú đối với các dưỡng chất quan trọng đã được lượng hóa. Dựa vào 15 bộ số liệu thu được từ các trang trại nuôi cá mú và các thí nghiệm ở Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2017, mức tăng khối lượng hàng ngày dưới dạng một hàm số của khối lượng cơ thể (g) và nhiệt độ nước (oC) đã được dự báo qua phương trình: WG (g/cá/ngày) = (0,000179*T3 – 0,01714*T2 + 0,522468*T – 5,00525)*BW0,56. Tương tự, lượng thức ăn cá sử dụng hàng ngày được dự báo bằng phương trình: FI (g/cá/ngày) = (-0,00021*T3 + 0,014847*T2 – 0,33092*T + 2,411174)*BW0,7, trong đó T là nhiệt độ nước (24-31oC). Thành phần của mức tăng khối lượng được xác định thông qua phân tích toàn bộ cơ thể cá có kích cỡ từ 5 đến 700g. Trong khi hàm lượng protein không thay đổi và ở mức 169,4 mg/g, thì hàm lượng năng lượng lại phụ thuộc và khối lượng cá và tăng lên từ 4,4 đến 7,0 kJ/g thể trọng và có thể được biểu thị bằng phương trình: y (kJ/g) = 3,51*BW0,102. Tỷ lệ chuyển hóa phụ thuộc lớn vào kích cỡ cá và tỷ lệ với thể trọng chuyển hóa dưới dạng a*BW(kg)b. Để xác định số mũ b của thể trọng chuyển hóa, các mối quan hệ giữa năng lượng và thất thoát protein lúc cá bị bỏ đói với cá có khối lượng khác nhau đã được xác định. Sự thất thoát năng lượng và protein hàng ngày được thể hiện bằng phương trình: Thất thoát năng lượng (kJ/cá/ngày) =