Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Một số kết quả đánh giá tiềm năng năng lượng của các nguồn địa nhiệt triển vọng ở vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trên cơ sở các nghiên cứu địa hóa dung dịch nhiệt và điều kiện địa chất ở khu vực các nguồn địa nhiệt, áp dụng các phương pháp tính toán năng lượng tự nhiên và tiềm năng phát điện địa nhiệt ban đầu đã cho phép đi đến một số kết luận sau đây: Trong tổng số 164 nguồn địa nhiệt ở vùng trung du và miền núi phía bắc Việt Nam có tới 18 nguồn có thể cho phép ứng dụng năng lượng tự nhiên trực tiếp và khai thác năng lượng ở bồn chứa dưới sâu cho mục đích phát điện. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 2S (2016) 225-235 Một số kết quả đánh giá tiềm năng năng lượng của các nguồn địa nhiệt triển vọng ở vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam Trần Trọng Thắng1,*, Vũ Văn Tích2, Đặng Mai2, Hoàng Văn Hiệp2, Phạm Hùng Thanh1, Phạm Xuân Ánh3 1 Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản - Bộ Tài nguyên & Môi trường 2 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam 3 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Nhận ngày 05 tháng 8 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 24 tháng 9 năm 2016; chấp nhận đăng ngày 28 tháng 10 năm 2016 Tóm tắt: Trên cơ sở các nghiên cứu địa hóa dung dịch nhiệt và điều kiện địa chất ở khu vực các nguồn địa nhiệt, áp dụng các phương pháp tính toán năng lượng tự nhiên và tiềm năng phát điện địa nhiệt ban đầu đã cho phép đi đến một số kết luận sau đây: Trong tổng số 164 nguồn địa nhiệt ở vùng trung du và miền núi phía bắc Việt Nam có tới 18 nguồn có thể cho phép ứng dụng năng lượng tự nhiên trực tiếp và khai thác năng lượng ở bồn chứa dưới sâu cho mục đích phát điện. Từ các số liệu về nhiệt độ trên bề mặt và lưu lượng nước nóng xuất lộ tự nhiên của các nguồn địa nhiệt này cho phép tính được lượng năng lượng lãng phí khi không ứng dụng là 8.960 tấn/năm. Với nhiệt độ sâu dưới bồn chứa xác định theo phương pháp nhiệt kế địa hóa học đạt từ 136oC đến 170oC, các nguồn địa nhiệt này có thể cho phép xây dựng các nhà máy điện địa nhiệt có công suất từ 4,2 MWe đến 17,4 MWe và tổng công suất của 18 nguồn địa nhiệt triển vọng này ước tính vào khoảng 170 MWe. Từ khóa: Năng lượng tự nhiên, địa nhiệt, địa nhiệt kế, vùng trung du và miền núi, công suất phát điện. 1. Giới thiệu chung nhưng ứng dụng trực tiếp năng lượng địa nhiệt lại cao nhất thế giới: 17.870 MWt [2]. Ở Việt Nam, năng lượng địa nhiệt mới chỉ sử dụng trực tiếp với công suất lắp đặt là 31,2 MWt, cho các mục đích ngâm tắm, spa, vật lý trị liệu, làm muối tinh I-ốt [3]. Khu vực Trung du miền núi phía Bắc