Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Báo cáo loạt ca bệnh tràn khí trung thất tự phát được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết Báo cáo loạt ca bệnh tràn khí trung thất tự phát được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương trình bày Tràn khí trung thất tự phát (Spontaneous pneumomediastinum) là sự xuất hiện của khí tự do trong trung thất mà không có nguyên nhân rõ ràng. Tại Bệnh viện Phổi Trung ương, từ tháng 5 năm 2012 đến tháng 10 năm 2015, có 7 trường hợp tràn khí trung thất tự phát, ),. . | TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC BÁO CÁO LOẠT CA BỆNH TRÀN KHÍ TRUNG THẤT TỰ PHÁT ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG Nguyễn Kim Cương, Lê Tuấn Long Trường Đại học Y Hà Nội Tràn khí trung thất tự phát (Spontaneous pneumomediastinum) là sự xuất hiện của khí tự do trong trung thất mà không có nguyên nhân rõ ràng. Tại Bệnh viện Phổi Trung ương, từ tháng 5 năm 2012 đến tháng 10 năm 2015, có 7 trường hợp tràn khí trung thất tự phát, trong đó nam giới chiếm 6/7 trường hợp, trẻ tuổi (trung bình 22 tuổi, trong khoảng 15 - 41 tuổi), biểu hiện lâm sàng phổ biến là đau ngực và khó thở (6/7 trường hợp), tràn khí dưới da (5/7 trường hợp). Dấu hiệu X-quang tràn khí trung thất trên phim thẳng thường quy (7/7 trường hợp). Điều trị bảo tồn (7/7 trường hợp). Thời gian điều trị trung bình 8,86 ngày (6 - 14 ngày). Tràn khí trung thất tự phát lành tính, gặp chủ yếu ở nam giới trẻ tuổi, tuy hiếm gặp nhưng cần được nghĩ tới đặc biệt khi có dấu hiệu tràn khí dưới da. Chẩn đoán xác định bằng hình ảnh khí trung thất trên phim X-quang ngực hoặc chụp cắt lớp vi tính. Từ khóa: Tràn khí trung thất tự phát, khó thở, đau ngực, tràn khí dưới da, nam giới trẻ tuổi I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tràn khí trung thất tự phát được định nghĩa là sự xuất hiện của khí tự do trong trung thất mà không có nguyên nhân rõ ràng [1; 2]. Những trường hợp mà nguyên nhân của tràn khí trung thất rõ ràng như tràn khí trung thất liên quan tới chấn thương, thủng tạng rỗng, sau các thủ thuật/ can thiệp trên bệnh nhân, nhiễm trùng hoặc phẫu thuật không được coi là tràn khí trung thất tự phát [2]. Tràn khí trung thất tự phát đã được mô tả bởi Louis Hamman vào năm 1939, đó là lý do tràn khí trung thất tự phát được gọi là hội chứng Hamman [1; 2]. Tràn khí trung thất có thể xảy ra theo 3 cơ chế khác nhau: (1) khí đi vào trung thất thông qua Địa chỉ liên hệ: Lê Tuấn Long, Trường Đại học Y Hà Nội Email: letuanlong.hmu@gmail.com Ngày nhận: 31/8/2017 Ngày được chấp nhận: 29/9/2017 TCNCYH 109 (4) - 2017 sự phá vỡ hàng rào dưới .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN