Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Vài nét về văn hóa Chăm ở Tây Nam bộ
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Lễ hội là những sinh hoạt văn hóa thiết thân không thể nào thiếu trong cộng đồng dân tộc Chăm. Người Chăm có rất nhiều lễ hội. Các lễ hội truyền thống mang dấu ấn phong tục, tập quán gắn liền với đời sống, sinh hoạt của người Chăm An Giang. Mời các bạn xem nội dung chi tiết bài viết. | Vài nét về văn hóa Chăm ở Tây Nam bộ Ở An Giang, hai huyện Phú Tân và An Phú là nơi có các cộng đồng người Chăm cư trú khá lâu đời. Người Chăm An Giang có nguồn gốc, xuất xứ từ Nam Trung bộ, thuộc vương quốc Chăm Pa cổ. Dọc theo sông Hậu từ Châu Đốc trải dài đến giáp biên giới Campuchia có cả thảy 7 làng Chăm là Châu Giang, Đa Phước, Châu Phong, Lama, Vĩnh Tường, Búng Lớn, Búng Bình Thiên, Đồng Cô Kỵ. Hiện nay, có khoảng hơn 2.000 hộ với trên 13 ngàn người Chăm Islam sinh sống, cư trú tại đây. Sau các biến cố lịch sử, người Chăm dần thích nghi, hòa nhập với cuộc sống mới trên vùng đất Tây Nam bộ. Tuy nhiên, cộng đồng Chăm An Giang vẫn giữ được những nét văn hóa đặc trưng của tín đồ theo đạo Islam. Lễ hội là những sinh hoạt văn hóa thiết thân không thể nào thiếu trong cộng đồng dân tộc Chăm. Người Chăm có rất nhiều lễ hội. Các lễ hội tiêu biểu của người Chăm An Giang gồm có: Lễ tạ ơn (Asura) được tổ chức vào mùng 10 tháng Giêng Hồi lịch (Hồi lịch thường sau âm lịch 1-2 ngày). Theo truyền thuyết của người Chăm dòng Islam, do loài người đã có lúc suy đồi đạo đức nên khiến đấng Allah tức giận, ngài làm nên một trận đại hồng thủy nhấn chìm tất cả đất đai, làng mạc để trừng phạt con người. May mắn thay, khi ấy có một vị thần nhân từ đã dùng gỗ đóng một chiếc bè lớn chở mọi người đi lánh nạn lụt. Về sau, mỗi năm vào ngày ấy, người Chăm Islam hành lễ, nấu nhiều món ăn truyền thống cúng bái, tạ ơn vị thần kia. Lễ cầu an nhằm xin thánh Allah ban cho con người sự bình an, sức khỏe, mưa thuận gió hòa để sản xuất nông nghiệp, làm ra lúa gạo, ngũ cốc. Lễ mừng sinh nhật nhà tiên tri giáo chủ Mohammed vào ngày 124 Hồi lịch hằng năm là dịp để tín đồ, con cháu, hậu duệ người Chăm tìm hiểu về nguồn gốc, sự khai sinh, xuất hiện của đạo Hồi. Lễ Ramadan là tháng ăn chay của người Chăm theo đạo Hồi. Ramadan bắt đầu từ mùng 1 đến ngày 30 của tháng thứ 9 Hồi lịch. Bước vào tháng Ramadan, mọi người Chăm phải nhịn ăn từ trước khi mặt trời mọc đến mặt trời lặn Nghi lễ thành hôn người .