tailieunhanh - Ebook Việt Nam cái nhìn địa - văn hóa: Phần 2 - Trần Quốc Vượng
Nối tiếp nội dung của phần 1 cuốn sách "Việt Nam cái nhìn địa - văn hóa", phần 2 giới thiệu tới người đọc các nội dung: Nam Hạ - Nam Hà (dưới cái nhìn địa văn hóa), sông Châu - núi Đọi - hộ Trần và những mối quan hệ với cụ Kép Trà; xứ Thanh - vài nét về lịch sử văn hóa, Hà Tĩnh từ xa xưa và cái nhìn từ Hà Nội, miền Trung Việt Nam và văn hóa Chămpa,. nội dung chi tiết. | Nếu Dương Kinh của nhà Mạc được xây dựng thành công nếu nhà Mạc tồn tại lâu hơn nũa thì Đại Việt lần đầu tiên có kinh đô - cảng port - capital công thương nghiệp miền Hải Dương và cả nước phát triển mạnh mẽ hơn và chắc trong lòng xã hội quân chủ quan liêu đã nảy sinh được nhũng nhân tô mới của một phương thức sản xuất mới kinh doanh mới quản lý mới. Tiếc thay nhà Mạc đã thổi tiếng kèn ngập ngừng trong hành động hướng biển và hướng ngoại và các phần tử thủ cựu nhất của hàng ngũ quan liêu - địa chủ - sĩ phu Nho giáo đã tập hợp nhau ở xứ Thanh - nơi dân sinh dân trí còn kém phát triển hơn cư dân châu thổ Bắc Bộ - để quay ngược bánh xe lịch sử dưới hình thức trung hưng nhà Lê cũng phục hồi cái nhìn hướng nội và trọng nông trọng sĩ tôn sùng Nho giáo. Chúng ta chứng kiến một thời kỳ quân chủ suy tàn rồi mất nước cho thực dân. Cuới thế kỷ XIX đẩu thế kỷ XX Hải phòng trở thành một cảng thị thực dân colonial port- city . Để với cách mạng nó trở thành một thành phố trung dũng quyết thắng và đang trở thành một cảng thị xã hội chủ nghĩa của cả nước và vì cả nưốc. Cần có một cách nhìn trong rất nhiều cách nhìn có thể có về đất nước và cư dân Hải Phòng gắn Hải Phòng vởi bối cảnh vùng rồi bối cảnh cả nưốc gắn vận mệnh thăng trầm của một cảng khẩu với cái nhìn về biển của một cư dân một dân tộc một quốc gia nói tóm lại là cái nhìn địa - chính trị địa - chiến lược về cảng Hải Phòng từ thủ đô từ Hà Nội. Ở cuối thế kỷ XX đầy lo âu và biến động này nếu chúng ta thiếu một cái nhìn hướng biển đúng đắn và mạnh mẽ thì không thể hoà nhập Việt Nam vào trào lưu quôc tê mới cũng không thể xây dựng một đô thị -cảng xã hội chủ nghĩa giầu và mạnh như Hải Phòng. . Hà Nội 1983 212 NAM HẠ - NAM HÀ dưới cải nhìn địa văn hóa hay lời mở Nói chuyên với người đã khuất. Tôi treo trong nhà nơi hành lang vào ra bức họa thư phượng múa của Thanh Hoằng Khê tiên sinh về câu thơ của Tam nguyên Vị Xuyên Trần Bích San Nhân bất phong sương vị lão tài Không trải gió sương chửa thực tài Tôi không chỉ treo bức họa .
đang nạp các trang xem trước