tailieunhanh - Vài nét về ngoại giao kênh II Việt Nam trong tiến trình giải quyết vấn đề Biển Đông

Trên cơ sở khái niệm Ngoại giao kênh II, bài viết bước đầu làm rõ phương thức hoạt động và vai trò ngoại giao kênh II Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề Biển Đông. Thực tế cho thấy Ngoại giao kênh II Việt Nam đã đạt được những thành tựu cơ bản trong việc giải quyết các vấn đề ở Biển Đông, đồng thời góp phần quan trọng làm phong phú thêm nghệ thuật đấu tranh ngoại giao Việt Nam và thể hiện rõ tinh thần tự tôn, thiện chí hòa bình của dân tộc. | Hà Thị Thu Thủy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 55 - 58 VÀI NÉT VỀ NGOẠI GIAO KÊNH II VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG Hà Thị Thu Thủy* Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Trên cơ sở khái niệm Ngoại giao kênh II, bài viết bước đầu làm rõ phương thức hoạt động và vai trò ngoại giao kênh II Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề Biển Đông. Thực tế cho thấy Ngoại giao kênh II Việt Nam đã đạt được những thành tựu cơ bản trong việc giải quyết các vấn đề ở Biển Đông, đồng thời góp phần quan trọng làm phong phú thêm nghệ thuật đấu tranh ngoại giao Việt Nam và thể hiện rõ tinh thần tự tôn, thiện chí hòa bình của dân tộc. Từ khóa: Ngoại giao kênh II, Biển Đông Việt Nam là một quốc gia biển. Với trên 3000km đường biển, Việt Nam có thời cơ để thực hiện mục tiêu mạnh lên từ biển. Song trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay, vấn đề tranh chấp biển Đông ngày càng trở lên căng thẳng thì điều đó cũng là một thách thức đối với công cuộc bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Để giải quyết vấn đề này, ngoại giao Việt Nam, đặc biệt là ngoại giao kênh II đang có những giải pháp quan trọng không những góp phần giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ mà còn tạo thế và lực giúp Việt Nam phát triển hòa bình ổn định và hội nhập quốc tế.* VỀ THUẬT NGỮ NGOẠI GIAO KÊNH II Khác với ngoại giao kênh I (Track I) chủ yếu là các cuộc đối thoại về an ninh và chính trị giữa các quan chức cấp cao, ngoại giao kênh II (Track II) là những biện pháp ngoại giao bên ngoài kênh chính thức của Chính phủ. Các hình thức ngoại giao theo kênh này chủ yếu bao gồm các học giả, nhà báo, thương nhân, các chuyên gia chiến lược và các chính trị gia với tư cách "cá nhân" hoặc "không chính thức" đối thoại, tăng cường hợp tác nhằm xây dựng lòng tin giữa các bên, giải quyết xung đột và kiến tạo hòa bình. Ngoại giao kênh II có mối liên hệ khăng khít với kênh chính thức của Chính phủ khi nó có thể "làm mềm" đi các vấn đề "nóng bỏng" bằng sự đàm phán tinh tế .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN