Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đặc điểm của dạy học theo dự án

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết Đặc điểm của dạy học theo dự án trình bày: Khái niệm “dự án” đã đi từ lĩnh vực kinh tế, xã hội vào lĩnh vực giáo dục không chỉ với ý nghĩa là các dự án phát triển giáo dục mà còn được sử dụng như một phương pháp, hình thức dạy học hay mô hình dạy học,. . | ĐẶC ĐIỂM CỦA DẠY HỌC THEO DỰ ÁN PHAN ĐỒNG CHÂU THỦY Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh Tóm tắt: Khái niệm “dự án” đã đi từ lĩnh vực kinh tế, xã hội vào lĩnh vực giáo dục không chỉ với ý nghĩa là các dự án phát triển giáo dục mà còn được sử dụng như một phương pháp, hình thức dạy học hay mô hình dạy học. Lý thuyết về Dạy học theo dự án (DHTDA) được xây dựng dựa trên nền tảng kiến thức về dự án nói chung và cơ sở khoa học giáo dục. Vì vậy, vấn đề đặt ra là một dự án được dùng trong dạy học cần có những đặc điểm nào. Bài viết này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ các đặc điểm của DHTDA với hy vọng góp phần giúp các thầy cô thực hiện DHTDA có hiệu quả. 1. GIỚI THIỆU Dạy học theo dự án là một phương pháp dạy học dựa trên dự án và lấy học sinh làm trung tâm. Các dự án được xây dựng mang tính thách thức nhưng đầy hấp dẫn liên quan đến nội dung bài học và những vấn đề thực tế - những loại vấn đề học sinh có thể gặp trong cuộc sống hàng ngày. Học sinh làm việc theo nhóm và có sự đóng vai để giải quyết vấn đề, ra quyết định hoặc thực hiện điều tra mô phỏng các hoạt động có thật trong xã hội. Qua đó, người học có cơ hội làm việc tương đối chủ động trong một khoảng thời gian nhất định. Thông thường, học sinh sẽ được làm việc với các chuyên gia và những thành viên trong cộng đồng để giải quyết vấn đề hiệu quả hơn, hiểu sâu nội dung bài học hơn. Kết quả của việc thực hiện dự án là các sản phẩm thực tế hoặc các bài thuyết trình có thể trình bày và giới thiệu. Trong quá trình thực hiện dự án, giáo viên có thể vận dụng nhiều cách đánh giá khác nhau để giúp học sinh có định hướng tốt trong học tập, tạo ra những sản phẩm đáp ứng được các mục tiêu bài học và hình thành những kỹ năng thế kỉ 21 (kỹ năng sáng tạo và đổi mới, tư duy độc lập và giải quyết vấn đề, giao tiếp và cộng tác, các kỹ năng thông tin, truyền thông và công nghệ, kỹ năng đời sống và nghề nghiệp: linh hoạt, thích ứng, chủ động, tự định hướng, lãnh đạo ), kỹ năng tư duy bậc cao. Vai trò của giáo viên chỉ là hướng dẫn, tư vấn