tailieunhanh - Xây dựng công cụ đánh giá giờ dạy của giáo viên trung học

Bài viết trình bày các cơ sở khoa học của việc xác định một giờ dạy/bài dạy hiệu quả và thành công của giáo viên trung học. Dựa trên các cơ sở khoa học này, tác giả đã thiết kế ra bộ công cụ để đánh giá giờ dạy của giáo viên trung học. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE Educational Sciences, 2018, Vol. 63, Iss. 2, pp. 3-16 This paper is available online at DOI: XÂY DỰNG CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ GIỜ DẠY CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Thị Mỹ Linh Trung tâm Đảm bảo chất lượng và Khảo thí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo trình bày các cơ sở khoa học của việc xác định một giờ dạy/ bài dạy hiệu quả và thành công của giáo viên trung học. Dựa trên các cơ sở khoa học này, tác giả đã thiết kế ra bộ công cụ để đánh giá giờ dạy của giáo viên trung học. Bộ công cụ đánh giá giờ dạy/bài dạy của giáo viên trung học lượng giá theo 5 mức độ, dựa trên 5 nội dung với 20 tiêu chí. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra cách thức xác định, tìm minh chứng cho từng mức độ đánh giá của mỗi tiêu chí để trên cơ sở đó xếp loại giờ dạy, đảm bảo tính chuẩn xác, khách quan, công bằng trong đánh giá. Từ khóa: Giờ dạy thiết kế theo tiếp cận năng lực, bản chất của dạy học hiệu quả, đặc điểm của giờ dạy thành công, đặc điểm của việc học tích cực, các tiêu chí đánh giá giờ dạy, cách xếp loại giờ dạy. 1. Mở đầu Theo các nhà tâm lí học, giáo dục học hoạt động học tập ở học sinh (HS) là hoạt động có mục đích, trực tiếp hướng vào việc lĩnh hội tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Dạy học chỉ được coi là hiệu quả và tích cực khi quá trình tổ chức hoạt động giảng dạy dẫn đến sự thành công hay hiệu quả của quá trình học thể hiện ở độ sâu của sự thông hiểu kiến thức, mức độ thành thạo của kĩ năng và tạo dựng niềm tin, sự hứng thú ở người học [1, 2]. Do vậy để giúp HS học hiệu quả, giáo viên (GV) cần hiểu việc học của mỗi HS diễn ra thế nào? Mỗi HS học bằng cách nào? Các công trình nghiên cứu cho thấy các em HS học qua: bắt chước; quan sát; phơi nhiễm; tập nhiễm; tương tác; trải nghiệm; trò chơi. Việc học của các em HS ở nhà trường phổ thông chỉ thành công hay hiệu quả khi trong quá trình học: các em hứng thú, tích cực khám phá, thường xuyên được trải nghiệm và giầu .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.