Văn mẫu lớp 8: Ai về ăn bún Cà Mau

Một trong những nghề thủ công phát triển ở Cà Mau là nghề làm bún. Trong chợ có rất nhiều chỗ bán bún. Bún được xếp thành từng con ngay ngắn, làm thành từng lớp gọn gàng trong những thúng hay rổ có lót lá chuối. Món bún có thể dùng trong các buổi tiệc thật sang, đồng thời người bình dân cũng rất ưa chuộng - họ có thể mua nửa kí lô bún (giá khoảng một ngàn năm trăm đồng), với nước mắm và một chút chanh, chút ớt là đã thành một bữa ngon miệng.

Bún được các cô, cá bà khéo tay quân thành từng con, xếp vào các đĩa kiểu hoặc các đĩa nhựa cao cấp trông rát đẹp mắt. Thực khách có thể dùng
bún với lẩu chua, lẩu ngọt, cà ri... Tuyệt!

Bảy giờ sáng, bụng tôi cồn cào đói khi mùi thơm bốc ra từ soong nước lèo của dì Chín gần cầu Quay cũ. Bún nước lèo có thể gọi là món đặc sản của Cà Mau. Mùi mắm, mùi sả... hòa thành thứ hương thơm đặc biệt. Khi tô bún được dọn ra, trên bún có nhiều tép to đã lột vỏ, chín hồng xếp bên cạnh bắp chuối xắt nhỏ, rau quế và giá sông. Không chỉ có bún nước lèo, mà bún giò heo của xứ Bắc cũng thịnh hành ở Cà Mau.

Đó là những món ăn được chế biến từ bún. Còn muốn có bún từ gạo thì làm cách nào? Không khó lắm. Nhưng để có bún dai, bún ngon người ta phải chọn gạo.
Khi xưa họ xay, nhồi bột đều bằng tay, nhưng bây giờ thì tất cả đều được “máy móc” hóa, nhẹ nhàng hơn.

Bột đã cán, họ làm thành từng khôi vừa với khuôn. Khi ép, những sợi bún chảy vào chảo lớn có sẵn nước sôi. Sợi bún chín, người ta dùng rổ vớt ra, rửa bằng nước lã, sau đó xếp vào thau (có người nói rằng phải rửa bằng nước sông thì bún mới ngon!).

Sợi bún nằm trong thau, người bắt bún chia làm hai loại: bún dài — họ bắt thành từng con xếp vào thúng, loại này, bán được giá cao (khoảng ba ngàn đồng một kí), loại sợi ngắn hơn, họ cho vào rổ gọi là bún vụn, bán với giá rẻ hơn (thường loại bún này chỉ bán cho... hàng xóm).

Chát lượng bún ngon tùy thuộc vào gạo. Vì vậy, muốn bún dai, ngon phải dùng gạo tốt (gạo nguyên).

Bún dễ làm, dễ tiêu thụ. Nghề làm bún thường phải thức khuya dậy sớm, vất vả nhưng đã thu hút được nhiều lao động địa phương.

BÀI CÙNG NHÓM