Bình luận về vai trò của sách đối với đời sống con người

Có những vật phẩm thuộc về giá trị tinh thần, trải qua thời gian, cùng với những biến đổi của cuộc sống vẫn giữ nguyên giá trị và tầm quan trọng của mình. Đó là sách.

Nói đến sách, người ta nhắc đến kho tàng tri thức rộng lớn của nhân loại. Từ những địều lớn lao trong cuộc sống như những phát minh khoa học, những con người kiệt xuất, các sự kiện vĩ đại đến những câu chuyện giản dị của cuộc sống sinh hoạt thường ngày, của chuyện ăn, chuyện uống, chuyện mặc, chuyện đi lại... tất cả đều cớ thể tìm thấy được từ trong sách. Tù khi chữ viết ra đời, ghi và tập hợp lại thành sách đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu của con người. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, kho sách của nhân loại cũng từng giây từng phút, đầy lên theo thời gian.

Sách mở ra trước mắt ta những chân trời mới. Sách chứa trong mình một khối lượng tri thức khổng lồ, kết tinh qua nhiều thế hệ. Nó là nơi lưu giữ lượng kiến thức giúp ích cho con người khi cần thiết trong điều kiện trí nhớ và bộ óc của con người có hạn. Tri thức ngày càng nhiều lên, và con người không thể tự mình lưu trữ hết nó trong đầu. Sách giúp giải quyết vấn đề này một cách triệt để và là cứu cánh của con người trước những khối lượng kiến thức huy động khi cần thiết. Vai trò quan trọng đầu tiên của sách là ở chỗ đó. Không chỉ cung cấp những tri thức của nhân loại, sách còn là phương tiện để người ta truyền bá kiến thức đến cho người khác, là một phương tiện đắc dụng trong việc lôi kéo độc giả, truyền bá cho số lượng người đọc đông đảo ở khắp nơi trên thế giới.

Nếu như các loại hình thông tin, giải trí khác như xem trên truyền hình, nghe trên đài phát thanh, tác động trực tiếp và tức thời đến giặc quan của người tiếp nhận, thì đọc sách khiến cho trí óc phải hoạt động toàn diện, vừa để chuyển hoá nó vào trong đầu, vừa để suy ngẫm, vừa để ghi nhớ... Nó đòi hỏi người đọc phải tập trung cao độ hơn, nhờ đó mà khả năng phát triển trí não hơn hẳn. Đọc sách giúp con người hình thành thói quen tự mình khám phá và chiếm lĩnh tri thức theo cách của riêqg mình một cách chủ động và khoa học. Việc này có ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển của loài người.

Có nhiều cách phân loại sách. Có sách khoa học, sách giải trí; sách phổ thông, sách chuyên ngành; sách nghiên cứu, sách phê bình; sách thuộc về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, sách thuộc về các lĩnh vực khoa học xã hội... Mỗi loại sách lại cung cấp cho con người những hiểu biết và các khía cạnh tri thức riêng. Học sinh, sinh viên đi học không thể thiếu các loại sách giáo khoa, giáo trình cung cấp kiến thức cơ bản, định hướng kiến thức. Bên cạnh đó còn là các loại sách tham khảo thuộc các lĩnh vực khác nhau để bổ sung kiến thức đã học ở trường đồng thời làm phong phú kiến thức khoa học và đời sống. Các nhà khoa học cần sách như một kho tri thức kế thừa từ nhân loại đi trước để tổng hợp, phát minh ra những tri thức của mình, trong thời đại mình, và lại tổng hợp lại trong sách để truyền đạt lại cho người đời sau. Người học vàn không thể thiếu các loại sách tác phẩm, nghiên cứu, phê bình... Có thể nói, sách là nơi cung cấp tri thức vô cùng rộng lớn của toàn nhân loại nên nó luôn luôn cần thiết và có ý nghĩa với mọi người, trong mọi thời.

Không chỉ cung cấp tri thức, sách còn là tiếng nói thể hiện đời sống tình cảm của con người. Đọc sách, ta hiểu thêm về một con người, một cảnh ngộ, hiểu thêm về một lẽ sống công bằng và hạnh phúc thực sự mà phấn đấu vì nó. Những cuốn sách có giá trị luôn là những cuốn sách hướng tới việc xây dựng một đời sống xã hội tốt đẹp. M. Go-rơ-ki đã từng khẳng định: Mỗi cuốn sách là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên nó tôi tách ra khỏi con thú để tiến gần hơn đến con người. Sách mang lại những giá trị giáo dục và nhân văn rất lớn. Truyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ cung cấp cho ta hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam thế kỉ XIX đầy bầt công đối với con người đặc biệt là người phụ nữ, những con người tài hoa bạc mệnh. Hơn thế nữa, từ câu chuyện về cuộc đời mười lăm năm lưu lạc, Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần của Thuý Kiều ta có sự thêm đồng cảm vớí số phận của đồng loại mình. Đọc sách giúp cho tâm hồn ta căng lên như một dây đàn, tinh tế để đón nhận và làm nẩy lên tất cả những thanh âm trong trẻo của cuộc sống. Tập truyện kí về Tây Bắc của Tô Hoài là một kho tư liệu dành cho những ai muốn tìm hiểu về đời sống, phong tục của người miền núi, từ tục đi tìm bạn tình ngày xuân đến tục cướp vợ, cúng trình ma... Nhưng bên cạnh đó, đọc lên ta còn biết cảm thương và xót xa cho cuộc sống còn nhiều vất vả, thiếu thôn với những hủ tục vẫn còn lạc hậu của họ...

Các cuốn sách giáo dục cho con người về thẩm mĩ để họ có thể nhận ra đâu là vẻ đẹp chân chính cần tôn thờ, đâu là những cái xấu xa đê tiện cận phải né tránh. Sách giáo dục cho con người những tình cảm nhân bản, nhân văn tốt đẹp để con người biết thương yêu đồng loại mình, biết trân trọng những giá trị vật chất và tinh thần của nhân loại, từ đó phấn đấu xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Sách hướng con người đến gần hơn với phần “Người” thánh thiện vượt qua phần “Con” mang tính bản năng để ngày càng hoàn thiện. Không ai có thể phủ nhận được vai trò của sách ngay cả trong thời kì hiện đại khi mà sự phát triển của công nghệ thông tin và văn hoá nghe nhìn khiến cho sách không còn chiếm được vị trí độc tôn như trước nữa. Nhưng nếu như một ai trước đó từng đọc Sông Đông êm đềm của Mi-kha-in Sô-lô-khốp sẽ không thể phủ nhận rằng nó hay hơn hẳn so với bộ phim Sông Đông êm đềm đã được chuyển thể lên màn ảnh. Và Làng Vũ Đại ngày ấy không thể chuyển tải được hết cái tinh thần của Chí Phèo, của Lão Hạc, của Đời thừa, không thể diễn tả được sâu sắc cái bi kịch của những con người trong xã hội đó, cái thần thái của nhân vật như nó đã được thể hiện trong tác phẩm. Nói như vậy không để so sánh vai trò của sách với các loại văn hoá nghe nhìn khác mà chỉ nhằm nhấn mạnh một thế mạnh quan trọng của sách mà những loại hình kia không có được.

Nhưng một sự thực có phần đáng buồn đang diễn ra đó là tuy sách có vai trò quan trọng như vậy nhưng người ta đang đánh mất dần thói quen đọc sách. Cuộc sống ngày càng năng động, phát triển nhanh từng ngày từng giờ khiến cho con người ít có thời gian và cơ hội để ngồi nghiền ngẫm, nghiên cứu một cuôn sách. Một cuốn sách hàng nghìn trang nếu để đọc sẽ mất rất nhiều thời gian lại có thể được gói gọn vào vài tiếng trên màn ảnh. Lẽ dĩ nhiên, người ta sẽ lựa chọn cách tiết kiệm được nhiều thời gian nhất mặc dù giá trị của nó vì thế mà cũng đã bị thay đổi đi khá nhiều. Văn hoá nghe nhìn đang dần thay thế thậm chí có chiều hướng chiếm ưu thế ngày càng lớn so với văn hoá đọc. Điều này kéo theo nhiều hệ luỵ. Những tri thức được truyền tải một cách cụ thể và chi tiết trong sách khi được tiếp thu dưới một hình thức khác, thậm chí có khi đã bị thay đổi, vắn tắt đi cho phù hợp thường không còn giữ nguyên giá trị vốn có. Nếu không đọc sách ta sẽ không thể hiểu được chúng một cách chính xác cụ thể. Học sinh đi học, cần tiếp cận nhiều với văn bản mới có thể hiểu sâu, hiểu đúng những gì mình đã học. Đọc sách cũng là một cách giúp họ hình thành thói quen độc lập tự chủ trong nghiên cứu, trình bày quan điểm. Thói quen đọc sách cũng giúp cho người học có thời gian và điều kiện để nghiền ngẫm, tự tìm ra cho mình một phương pháp tư duy, phân tích, tổng hợp phù hợp, chủ động trong việc nắm bắt tri thức nhân loại đồng thời cũng rất cần cho sự phát triển toàn diện của bản thân họ.

Vậy phải làm thế nào để cho đọc sách vẫn trở thành một thói quen tốt trong xã hội hiện đại như hiện nay? Tất nhiên, điều quan trọng trước tiên là người ta phải tìm thấy những hứng thú và niềm dam mê thực sự trong việc đọc sách mà các loại hình văn hoá, giải trí khác không thể có được. Trong nhịp sông nhanh của thời đại, mỗi người nên dành cho mình những khoảng thời gian nhất định để đọc sách, để có thời gian lắng lại, chiêm nghiệm 'những điều mà sách mang lại cho ta. Có như vậy ta sẽ cảm nhận được nhũng giá đích thực của cuộc sống do những cuốn sách mở ra.

Sách vẫn luôn là một phần không thể thiếu trong đời sống của con người. Và hãy để sách được đứng ở đúng vị trí mà nó xứng đáng, để sách thực sự trở thành một phần không thể thiếu của con người.

BÀI CÙNG NHÓM