Phân tích hình tưọng Lor-ca trong thi phẩm Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo ở đoạn thơ sau

Phân tích hình tưọng Lor-ca trong thi phẩm Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo ở đoạn thơ sau:

những tiếng đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt

li-la li-la li-la

đi lang thang về miền đơn độc

với vầng trăng chếnh choáng trên

yên ngựa mỏi mòn

Tây Ban Nha hát nghêu ngao

bỗng kinh hoàng áo choàng bê bét đỏ

Lor-ca bị điệu về bãi bắn

chàng đi như người mộng du

tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy

tiếng ghi ta lá xanh biết mấy

tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan

tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy.

BÀI LÀM THAM KHẢO

Mỗi nghệ phẩm là một sản phẩm của nghệ thuật không lặp lại. Không chỉ nội dung, mà ngay cả hình thức. Năng lượng sáng tạo có thể tích tụ lâu dài trong cả ý thức và tiềm thức, bằng cả vốn sống, vốn văn hóa cùng kinh nghiệm nghệ thuật. Sáng tạo nghệ thuật là thế; phải thế mới là nghệ thuật. Là người ham tìm tòi cách tân, Thanh Thảo hiểu rõ điều đó. Với những bài thơ hay - thi sĩ sáng tạo với toàn bộ thê chất và tâm linh mình, và không biết cái nào bắt đâu trước: thê xác hay tâm linh. Đó ỉ à ca một quá trình nhưng sáng tạo là khoảnh khắc. Khoảnh khắc ấy xảy ra càng đột ngột bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Từ đó, nhà thơ thăng hoa thành những lời thơ có tính tượng trưng siêu thực, gợi ra những liên tưởng đa chiều, đa nghĩa ở bạn đọc qua một hệ thống thi ảnh và ngôn từ mới mẻ. Bài thơ Đàn ghi ta cùa Lor-ca được ông viêt ở trại sáng tác Quân khu Năm - Đà Nang năm 1979, được công chúng biết đến lần đầu vào năm 1985 khi in trong tập Khổi vuông ru-bích. Có thể xem đây là một bài thơ tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo.

Làm nên cảm hứng của bài thơ là hình tượng thơ Lor-ca - một tên tuổi lớn của đất nước Tây Ban Nha. Đó là người nghệ sĩ tranh đấu chống lại chủ nghĩa phát xít và cách tân nền nghệ thuật đã già nua của đât nước Tây Ban Nha. Lor-ca đã hi sinh khi sự nghiệp đang ở đỉnh cao, để lại trong lòng nhân dân Tây Ban Nha nói riêng và nhân dân thế giới nói chung niềm tiếc thương vô hạn. Từ hình tượng ấy, Thanh Thảo đã sáng tác bài thơ này.

Đe hiểu bài thơ Đàn ghi ta cùa Lor-ca, trước hết ta phải hiểu về nhân vật Lor-ca (1898 — 1936). Ông là một tài năng sáng chói của văn học Tây Ban Nha hiện đại, được xem là thần đồng có năng khiếu thiên bẩm về thơ ca, hội hoạ, âm nhạc, sân khấu,... Sau khi tốt nghiệp Đại học Luật năm 1919, Lor-ca lên thủ đô Madrit hoạt động nghệ thuật, trong bối cảnh đất nước Tây Ban Nha bị bao trùm bởi bầu không khí ngột ngạt cùa chế độ cai trị độc tài Pri-nô-đê Ri-vê-ra. * Lor-ca nồng nhiệt cổ vũ nhân dân đấu tranh với mọi thể lực áp chế, đòi quyền sống chính đáng, vừa khởi xướng và thúc đẩy mạnh mẽ những cách tân trong các lĩnh vực nghệ thuật. Vì thế, năm 1936, chế độ phản động thân phát xít đã thủ tiêu Lor-ca. Từ đó, tên tuổi Lor-ca đã trở thành một biểu tượng, một ngọn cờ tập hợp các nhà văn hoá Tây Ban Nha và thế giới đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít. bảo vệ văn hóa dân tộc và văn minh nhân loại.

Khổ thơ thứ nhất là hình ảnh Lor-ca, con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật, văn hóa của Tây Ban Nha:

những tiếng đàn bọt nước Tây Ban Nha áo choàng đò gắt li-la li-la li-la

đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mòi mòn.

Qua cách diễn đạt cùa Thanh Thảo, hình ảnh Lor-ca hiện lên qua các biểu tượng đầy sức ám ảnh: tiếng đàn bọt nước, áo choàng đò gắt, hoa li la. Câu thơ đầu rất gợi cảm gây ấn tượng mạnh về thính giác và thị giác: những tiếng đàn bọt nước. Tiếng đàn là âm thanh được nhà thơ cảm nhận bàng thính giác và thị giác. Từ đó người đọc hình dung được vẻ đẹp của tiếng đàn dựa trên những liên tưởng ngoài thơ. Âm thanh của tiếng đàn như bọt nước. Đó chính là tiếng đàn trong trẻo, nhưng mong manh, ngắn ngủi, dễ vỡ. Phải chăng câu thơ đầu đã tạo cho người đọc về vẻ đẹp và số phận của Lor-ca? Tính dự báo về số phận mà người nghệ sĩ tài hoa đang phải đón nhận một mệnh bạc phía trước?.

Theo dòng trôi cảm xúc đến với câu thơ thứ hai Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt mở ra không gian văn hoá Tây Ban Nha. Màu đỏ của tấm áo choàng gợi lên hình ảnh đấu trường bò tót với những kiếm sĩ kiêu hùng cùng chú bò ngạo nghễ đang quần nhau giữa ngàn vạn tiếng reo hò cổ vũ. Nhưng ẩn đằng sau không gian văn hóa ấy chính là nhà thơ đang gợi ra bối cảnh chính trị ngột ngạt, căng thẳng, đẫm máu của Tây Ban Nha thời đó: đấu trường của cuộc đấu tranh giữa một bên là khát vọng dân chú của nhân dân nói chung, của Lor-ca nói riêng với nền chính trị độc tài. Xét trong lĩnh vực nghệ thuật, đó là cuộc xung đột giữa khát vọng cách tân của nhà thơ với nền nghệ thuật già nua. Ở đó thế chế chính trị độc tài chính là những con bò tót hung bạo và đối lại chúng chính là chiến sĩ, kiếm sĩ Lor-ca.

Với âm điệu của tiếng đàn li-la li-ỉa ỉi-la gợi nhiều liên tưởng. Âm thanh tiếng đàn vang lên dìu dặt trong mùi thơm của hoa Li la. Ờ đó, hương thơm và âm thanh đã quyện hòa vào nhau nâng đỡ cho người nghệ sĩ vút bay lên trên bạo tàn và chết chóc và bay vào không gian thảo nguyên, đông cô mênh mông. Cùng với hệ thống hình ảnh: lang thang, miền đơn độc, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn đã gợi lên chất lãng tử. phiêu lãng, cuồng say của Lor-ca nhưng đồng thời cũng gợi lên được hình ảnh một Lor-ca đơn độc đáng thương trong hành trình tranh đấu tự do và sáng tạo nghệ thuật.Thanh Thảo đã dựng lại sự hi sinh bi tráng của anh hùng Lor-ca trước nòng súng của quân thù: Tây Ban Nha hát nghêu ngao bong kình hoàng áo choàng bê bết đo Lor-ca bị điệu về bãi ban chàng đi như người mộng du.

Năm ấy (1936) nhà thơ vừa ba mươi tám xuân xanh, con đường tranh đấu đang vào độ chín muồi thì bọn phát xít đã hèn hạ thủ tiêu Lor-ca vì sợ hãi trước sức hút và ảnh hưởng to lớn của Lor-ca. Bởi vậy diễn tả khoảnh khắc người chiến sĩ ấy bị bọn phát xít sát hại, Thanh Thảo cũng đã dựng nên bầu không gian kinh hoàng bời những ấn tượng chết chóc. Chỉ một câu thơ bong kinh hoàng với ba tiếng ngắn ngủi như tiếng thốt lên đầy đau đớn của nhà thơ Thanh Thảo. Nó đặc tả trạng thái bất ngờ, sửng sốt trước cái chết gầy chấn động Tây Ban Nha và thế giới. Hình ảnh áo choàng bê bết đỏ là màu đỏ của máu Lor-ca đã đổ. Dù trước đó một năm Lor-ca đã từng dự cảm về cái chết: Tôi không muốn nhìn thấy máu cháy! Máu của dự cảm đã chảy dù biết trước định mệnh nghiệt ngã nhưng không ngờ cái chết lại đến nhanh như vậy. Nhưng kì lạ thay, con người ấy vần kiêu hùng, vẫn không hề run sợ trước cái chết. Chàng vẫn bước đi những bước chân lãng tử: chàng đi như người mộng du. Câu thơ này làm ta liên tường tới ý thơ về người con gái anh hùng Võ Thị Sáu: Đi giữa hai hàng lính/ vẫn ung dung mỉm cười (Chị Võ Thị Sáu - Tố Hữu). Nghĩa là chàng trong bước đi chinh nhân ra pháp trường mà ngạo nghễ như ra giữa đấu trường.

Thanh Thảo không kìm nén được nỗi đau, cũng như tiếng đàn của Lor-ca không ngừng đau khi mất đi người bạn:

tiếng ghi ta nâu

bầu trời con gái ấy

tiếng ghi ta ỉá xanh biết mấy

tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan

tiếng ghi ta ròng ròng

máu chảy.

Nghệ thuật điệp ngữ tiếng ghi ta được lặp đi lặp lại bốn lần và biển hoá linh hoạt, thay màu chuyển gam, biến ảo mang nhiều xúc cảm. Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác càng làm đoạn thơ mang nhiều màu sắc cùa tình cảm. Khi thì tiếng ghi ta náu thính giác biến thành thị giác “màu nâu”. Đó là màu của cây đàn. của ý nghĩ, màu của đất đai. Màu của suy tư về người yêu với bầu trời cao rộng trong đó có cô gái A-na Ma-ri-a đáng yêu thủy chung chờ đợi. Âm điệu và sắc màu của tiếng ghi ta ỉá xanh là màu xanh sắc lá gợi vẻ tươi non là màu của sự sống. Màu xanh của tiếng đàn còn có nghĩa nữa là ngợi ca cuộc đời và tuổi thanh xuân tươi đẹp của người nghệ sĩ đa tài. Hai từ “biết mấy” - Thanh Thảo đã thốt lên sự nuối tiếc, ngậm ngùi cho một vẻ đẹp nghệ thuật đang bị phá hủy. Tiếng vỡ oà, tức tưởi cất lên đau đớn đến xót xa.

Vẫn bằng nghệ thuật chuyển đối câm giác từ thính giác qua thị giác nhà thơ liên tường đến tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan. Không chỉ mang màu sắc, tiếng đàn còn có hình khối “tròn bọt nước” nó mang hình dáng của số phận mong manh dễ vỡ và đó chính là số phận của người chiến sĩ chống bọn độc tài phát xít Phrăng-cô. Hai tiếng “vỡ tan” vừa chỉ sự bung vỡ của tiếng đàn nhưng đồng thời qua đó nhà thơ đã hiện thực hóa cái chết của Lor-ca đầy xót thương ai oán. Và rồi tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy gợi nhiều ấn tượng. Ầm thanh được cảm nhận bằng thị giác tạo cảm giác mạnh, sắc màu nóng gợi sự tang thương. Chính hình ảnh ròng ròng máu chày làm ta liên tưởng tới câu thơ cũng nói về sự hi sinh của những người con ưu tú của đất Việt Và anh chết trong khi đang đứng bản/ Máu anh phun theo lừa dạn cầu vồng (Dáng đứng Việt Nam - Lê Anh Xuân). Tiếng đàn như một cơ thể, có sinh mệnh, có trái tim, biết quặn đau. biết chảy máu. Khoảnh khắc Lor-ca bị hành hình thật khủng khiếp ròng ròng máu chảy và trong phút giây ây tiêng ghi ta cũng uât nghẹn cũng khóc ca dôn dập. nghẹn ngào như từng tiếng nấc, như nỗi uất xót trào lên:

Một cung gió thảm mây sầu

Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay. 

Tiếng đàn tượng trưng cho nghệ thuật, cho tình yêu tự do, tình yêu con người của Lor-ca, tượng trưng cho cái Đẹp của đời. Bạo lực phát xít giết chết Lor-ca nhưng không thể nào giết chốt tiếng đàn du dương, réo rắt của ông đã gieo vào lòng người dân Tây Ban Nha những hạt giống tự do và khát vọng. Cái Đẹp là bất tử. Lor-ca được coi là thần tượng bởi lòng yêu tự do, yêu con người, bởi khí phách kiên cường không khuất phục trước những thế lực bạo tàn. Tâm hồn trong sáng và tài năng hiếm có khiến tên tuổi Lor-ca sống mãi trong tâm hồn người dân Tây Ban Nha.

Thành công của đoạn thơ trên chính là nhờ vào một số thủ pháp nghệ thuật: câu thơ không viết hoa đâu dòng tạo cảm xúc liền mạch; ngôn ngữ giàu hình ảnh (tượng trưng siêu thực); điệp ngữ; ẩn dụ chuyển đổi cảm giác... tất cả đã mang đến một giọng thơ mới lạ, trừu tượng nhưng cũng rất dễ hiểu.

Để lòng mình ngân theo chuỗi âm thanh ấy, ta hiểu ràng trong cuộc tương tranh không ngừng và hết sức thú vị giữa những cách diễn tả “đặc hữu” của văn học và cách diễn tả mang tính chất ám gợi huyền hồ của âm nhạc, cuối cùng, ở bài thơ của Thanh Thảo, cách diễn tả của âm nhạc đã chiếm ưu thế. Điều này hiển nhiên là một sự lựa chọn có ý thức. Để nói về nỗi cô đơn, cái chết, sự lặng yên, “lời” vẫn thường gây vướng víu, gây nhiễu. Chỉ có nhạc với khả năng thoát khỏi dấu ấn vật chất của sự vật khi phản ánh nó, trong trường hợp này, là phương tiện thích hợp. Tất nhiên, Thanh Thảo không phải đang làm nhạc mà là làm thơ. Nói nhạc ở đây không có gì khác là nói tới cách thơ vận dụng phương thức của nhạc - cái phương thức ám thị, khước từ mô tả trực quan đề thấu nhập bề sâu. “bề xa” cùa sự vật. Từ lâu, các nhà thơ tượng trưng chủ nghĩa đã hướng tới điều này. Dù không nhất thiết phải quy Đàn ghi ta cùa Lor-ca vào loại hình thơ nào, ta vẫn thấy nó đậm nét tượng trưng. Chẳng có gì lạ khi với bài thơ này, Thanh Thảo muốn thể hiện mối đồng cảm sâu sắc đối với Lor-ca - cây đàn thơ lạ lùng trong nền thi ca nhân loại ở nửa đầu của thế kỉ XX đầy bi kịch.

Nhắc tới Lor-ca, những người yêu mến ông nhớ ngay đến câu nói nổi tiếng bộc lộ tính cách của một nghệ sĩ chân chính: khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn. Nhà thơ Thanh Thảo đã viết về Lor-ca bằng rung động mãnh liệt cùa cảm xúc. Những sáng tạo nghệ thuật trong bài thơ chứng tò tâm huyết và khát vọng đổi mới thơ ca của tác giả, góp phần làm cho khả năng thể hiện cùa ngôn ngữ tiếng Việt thêm tinh tế, phong phú và đa dạng.

BÀI CÙNG NHÓM