Tư tưởng của thơ nằm ngay trong cảm xúc, tình tứ. Anh (chị) hãy chứng minh nhận định trên

Nguyễn Đình Thi đã nói: Thơ phải có tư tưởng, có ý thức, vì bất cứ cảm xúc, tình tự của con người cũng dính liền với sự suy nghĩ. Nhưng tư tưởng trong thơ là tư tưởng dính liền với cuộc song, ở trong cuộc sống. Tư tưởng của thơ nằm ngay trong cảm xúc, tình tứ. Anh (chị) hãy chứng minh nhận định trên.

BÀI LÀM THAM KHẢO

Thơ - ai đã thăng hoa trong cảm xúc để dâng cho đời một chút dặt dìu, lan tỏa. Tiếng thơ trôi giữa cuộc sống, làm xanh những tâm hồn héo úa, làm mát những trái tim khô cằn, soi rọi vào thơ, ta thấy ta ở muôn màu cảm xúc. Thơ là tiếng hát bay lên ngút ngàn màu xanh của cây cỏ; Thơ là tiếng hát chênh choáng, xáo động trong hồn người. Hơn là một thú vui cao cả nhất mà con người tạo ra cho mình như cách nói của Các-Mác. thơ ca tồn tại trong cuộc sống như một cách đê muôn vạn người nói lên tiếng hồn của minh, đó là nơi ta soi rọi vào tâm hồn, và bắt gặp chính ta ở nhiều cung bậc cảm xúc.

Thơ là tiếng tình (Diệp Tiếp), hẳn nhiên là vậy, thơ ca sẽ là gì nếu không phải là tiếng nói của tình cám (L.Tônsxtoi), nhưng sẽ sai lầm biết bao nếu ta cho rằng thơ chỉ là cảm xúc thuần túy, trong thơ, chất chửa cả sự nghĩ suy, chất lấp lánh của trí tuệ. Bàn về chủ đề này, nhà thơ Nguyễn Đình Thi có một ý kiến rất đáng lưu tâm: Thơ phải có tư tường, có ý thức, vì bất cứ cảm xúc, tình tứ nào cùa con người cũng dính liền với sự suy nghĩ. Nhưng tư tưởng trong thơ là tư tưởng dính liền với cuộc sống, ờ trong cuộc sống. Tư tưởng của thơ nằm ngay trong cảm xúc, tình tứ.

Tư tưởng trong thơ, Nhà thơ Phôntan đã từng nói: Bạn ơi hãy học suy nghĩ bằng trái tim - Và hãy học càm xúc bằng lí trí, phải chăng đó cũng là cách mà nhà thơ thể hiện tư tưởng của mình trong tác phẩm. Tư tưởng trong thơ - nó là một phần không thể thiếu của một bài thơ có giá trị, tư tưởng trong thơ không phải là những câu lập ngôn trần trụi, khô khốc, đọc bài thơ không phải lúc nào ta cũng thấy ngay cái tư tưởng của tác giả, tư tưởng có thể ví với một bộ xương của cơ thể hoàn chỉnh là bài thơ; Nếu cơ thể có cái da thịt bên ngoài thì dù có dệt gấm thêu hoa, bóng bấy, đẹp đẽ đến đâu chăng nữa cũng chóng chết yểu, không có sức sống. Chúng ta yêu thơ Xuân Diệu đâu chỉ vì nhũng câu chữ lung linh hay vì cái độ rung cảm sâu xa trước vẻ đẹp cuộc đời, thơ Xuân Diệu, bên cạnh những hình ảnh chếnh choáng hơi men xuân tình về cuộc đời còn có cả một lời nhắn nhủ sâu xa rằng hãy biết yêu lấy cuộc đời, hãy quý tuổi trẻ và tận hường khi còn chưa quá muộn, khi đọc những câu:

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thòi trẻ cùa nhân gian.

(Vội vàng)

Ta bỗng thấy thấm thía biết bao cái tư tưởng ấy, cái tư tưởng ham sống, ham yêu đến cuồng nhiệt mà đã có lần Xuân Diệu nói thành lời: Tôi không muốn mất sự sống của tôi, không muốn nó rớt rơi, chảy trôi theo dòng ngày tháng, tôi đã ráng bó từng mảnh đời tôi trong hàng chữ để gửi đi, gửi cho người, cho người bon phương (lời tựa Thơ thơ). Tư tưởng trong thơ là cái đọng lại, cái lắng sâu, còn mãi dư ba khi dòng chữ cuối cùng đã dứt. niềm hứng khởi có thể mất đi, sống, tư tưởng thì mãi còn đó. Nguyễn Đình Thi có lẽ đã thông qua cái kinh nghiệm, vốn trải của một nhà thơ mà nói rang: Thơ phải có tư tưởng, có ý thức, vì bất cứ càm xúc, tình tự nào của con người cũng dính liền với suy nghĩ. Điều đó thật đúng đắn biết bao, Thơ là tấm gương của tâm hồn (Tố Hữu), mà tâm hồn của con người thỉ đâu chỉ có cảm xúc, nó còn có cả sự suy tưởng, suy nghĩ hay nói cách khác là có cả tư tường nữa. Mà khi đã bật ra thành thơ, cái tư tưởng ấy sẽ không được phép đứng riêng rẽ, bởi như vậy nó sẽ quá trần trụi, nó phải quỵện vào cảm xúc, và nói như Nguyễn Đinh Thi, nó phải “dính liền” với cảm xúc. Sự “dính liền” này tinh tế đến nỗi người đọc đôi khi (nếu sơ ý) sẽ không nhận ra sự có mặt của tư tưởng, nhưng nếu đào sâu, tìm hiểu cặn kẽ, đi vào căn nguồn sâu xa của bài thơ, ta sẽ nhận thấy cái tư tưởng của tác giả.

Thật ra cũng dễ hiểu thôi, trong cuộc sống, có hiểu thì mới cảm, và đã cảm thì cảng muôn hiểu nhiều hơn; trong thơ cũng vậy; ta có ấn tượng trước tiên với cảm xúc của bài thơ, và từ ân tượng ấy, ta muốn đi sâu để tìm hiểu cái tư tưởng. Người ta nói rằng thơ Chế Lan Viên là thơ của sự suy nghĩ, đọc thơ Chế Lan Viên ta phải động não nhiều để nhận ra cái tư tường của tác giả ẩn sâu, giấu kín. Khi đọc những câu thơ như:

Tổ quốc có bao giờ đẹp thế này chăng?

Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc

Khi Nguyễn Du viết Kiều, đẩt nước hóa thành văn

Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào ải Bắc

Hưng Đạo diệt quăn Nguyên trên sông Bạch Đằng.

(Tổ quốc có bao giờ đẹp thế này chăng?)

Có thể ta sẽ ngay lập tức bị ấn tượng với những hình ảnh hùng tráng, cảm xúc mạnh mẽ, nhưng dù thật cái tư tưởng thực của bài thơ là ca ngợi ngày độc lập của Tố quốc - thì lại không dễ tìm ra, và chính cái suy nghĩ sâu xa, chất chứa đó, mới là cái tạo ra sự hấp dẫn cho người đọc thơ Chế Lan Viên. Ta yêu thơ Xuân Quỳnh vì ở đó có một triết lí đơn giản mà sâu sắc: hãy biết quý những điều tường chừng bé nhò mà lại quý giá biết bao trong cuộc đời. Xuân Quỳnh viết về tình yêu hay tình mẹ con hay nhiều đề tài khác nữa, cũng luôn ấn chứa triết lý này. Bài thơ Sóng là một ví dụ:

Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biên kia dâu rộng

Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biên lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.

Ôi, cái khát vọng ấy, khát vọng được vĩnh viễn hóa tinh yêu thật giản dị mà lại lớn lao biết bao, ở đời ai chẳng muốn tình yêu là trường cừu. nhimg có mấy ai tin vào sự trường cửu của tình yêu? Thôi, thì ta cứ sống hết mình, dâng hiến minh làm trăm con sóng nhỏ đế bập bềnh vỗ giữa biển lớn tình yêu... thơ Xuân Quỳnh mang cả hơi ấm của tình mẹ con:

Mẹ nhìn con nghĩ như hoa

Con từ tay mẹ thơm ra cuộc đời

Trong mơ con đã nhoẻn cười

Con mang tình mẹ ngày càng lớn lên.

(Mẹ của con)

Tiếng thờ của cuộc đời đấy! Ai bảo đời thường là tẻ nhạt? Chỉ có chăng là ta chưa chịu tìm ra sự mặn mòi của nó, ta sống chưa đủ sâu sắc để hiểu nét đẹp mộc mạc, đáng quý của đời thường. Nhà thơ, ngay cả những nhà thơ vĩ đại nhất cũng đồng thời là nhà tư tiỉởng, câu nói của Biêlinxki đã một lẩn nữa soi về tư tưởng trong thơ. Nhà thơ, họ đâu chỉ là người điên, người mơ, người say (Chế Lan Viên), bởi họ còn lả người cho máu (Enxa Triôlê). Dòng máu ấy phải lành lặn, nó phải là cái tư tường đúng đắn thì mới được người đọc đón nhận, tư tưởng của một bài thơ làm nên sức sống của nó. Ta có thể lấy thơ Tố Hữu đe chứng minh cho quan
điểm Thơ phải có tư tường, có ỷ thức của Nguyễn Đình Thi. Nói đến Tố Hữu là nói đến nhà thơ chiến sĩ, thơ Tố Hữu mang nặng tư tưởng yêu nước, cách mạng, và có lẽ vì nền móng tư tường ấy mà thơ Tố Hữu có sức sống mãnh liệt. Cho đến bây giờ mà người ta vẫn không thê quên những câu thơ:

Đi, hạn ơi đi! sống đủ đầy

Sống trào sinh lực bốc men say

Sống tung sóng gió thanh cao mới

Sống mạnh, dù trong một phút giây

Đi, bạn ơi, đi! Cà cuộc đời Của ta nào chỉ của ta thôi!

Đã vay dòng máu thơm thiên cô

Phải tra cho ta mạch giống nòi!

(Đi-Tố Hữu)

Đọc thơ Tố Hữu là ta đang nghe tiếng gọi của Tổ quốc trong những ngày sôi sục đấu tranh, những vẩn thơ với tư tường yêu nước, yêu đời luôn gợi dậy trong tâm hồn mồi người niềm rung cảm mãnh liệt. Nếu không có tư tường, liệu bài thơ sẽ như thế nào? và câu trả lời là nó sẽ như một cây non èo uột, không thê sống quá lâu trong hồn người, có những bài thơ cổ mà tác giả chỉ đơn giản là mượn hình ảnh, sắp xếp cho đúng luật thơ. bài thơ vì bị bó buộc trong những công thức nên tư tưởng thơ rất mờ nhạt, bài thơ của Ngô Chi Lan dưới đây là một ví dụ:

Gió vàng hiu hắt cành tiêu sơ

Le le bén trời bóng nhạn thưa

Giếng ngọc sen tàn bông hết thắm

Rừng phong lả rụng tiếng như mưa.

(Mùa thu - Ngô Chi Lan)

Ta không tỉm thấy ở đây một lòng yêu cảnh quê, tình quê như chùm thơ thu cùa Nguyễn Khuyến, có lẽ vi khái niệm “tư tương” thơ trong thơ xưa còn hạn chế, nhà thơ không nói được cái suy nghĩ riêng, cảm nhận riêng nên mới tạo nèn sự chung chung, xa lạ đó.

Tư tưởng thơ dính liền với cảm xúc. Thơ lả cam xúc, là sự càm nhận (Xuân Diệu), điều đó đúng, nhưng thơ còn là tư tường, là nghĩ suy bởi người đọc không chỉ muốn nhìn ngẳm cái vỏ bên ngoài mà còn muốn chạm vào cái cốt lõi của một bài thơ, bàng cái nhìn tinh tường, Nguyễn Đình Thi đã rất đúng đắn khi phát hiện và khang định Thơ phải có tư tưởng, có ý thức. Nhưng “ý thức” trong thơ, “tư tưởng” của thơ có gì là đặc biệt? Còn nhớ. nhà văn Nguyễn Khải có lần nói Giá trị cùa một tác phâm nghệ thuật trước hết là ờ giá trị tư tưởng cùa nó. Nhưng đó là tư tưởng đã được rung lên à các cung bậc cua tình câm, chứ không phải là cái tư tưởng năm thăng dơ trển trang giây. Nguyễn Khải có lẽ đã gặp Nguyễn Đình Thi ở quan điểm này, cả hai người đều đồng ý rằng tương của thơ nằm trong cảm xúc, tình tứ. Bài thơ là một tác phàm nghệ thuật, mà đã là nghệ thuật thì phải đưa người vào thê giới của những rung động, thế giới của cảm xúc. Dù nói đến người, đến vật, đến việc cũng phai tràn trề tình cảm! Người ta đòi hòi người thi sĩ phải nói bằng tất cà trái tim, linh hồn mình, càng dạt dào càng hay (Xuân Diệu). Nhưng ngay cả trong lúc Mơ theo trăng và vơ vấn cùng mây (Là thì sĩ— Sóng Hông), thi sĩ cũng phải biết bộc lộ điều chiêm nghiệm, bộc lộ càm quan, bộc lộ suy nghĩ, con thuyên cảm xúc cân có mái chèo tư tường đê không trôi vô định, nó cần có sự định hướng. Đừng hỏi răng khi đang dạt dào cảm xúc. liệu người ta có đủ “tĩnh táo” để mà suy nghĩ? Thực ra, tư tường là điều có sẵn trong mồi con người, nó biểu hiện cách cảm nhận cuộc đời, cách nhìn nhận cuộc sống xung quanh, nó nói lên anh là ai. Tư tưởng khi có cảm xúc chẳng những không bị nhạt nhòa mà còn nhờ cảm xúc trờ nên thăng hoa. đẹp đẽ và sâu lắng hơn. Một khi cảm xúc đạt đến trình độ mãnh liệt, nó dần “hình phôi thai” thành lối nghĩ suy, cách nhìn riêng của nhà thơ về cuộc đời, tư tưởng trong thơ là cái mà nhà thơ thiết tha trao nhắn cho cuộc đời trong hơi men cảm xúc. Ngay Nguyễn Đình Thi, tác giả câu nói mà chúng ta đang bàn luận, cũng đã từng gửi gắm tư tưởng yêu nước, yêu đời trong dạt dào cảm xúc:

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là cùa chủng ta

Những cảnh đồng thơm ngát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đò nặng phù sa

(Đất nước - Nguyễn Đình Thụ)

Hoàn thành trong không khí thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, bài thơ Đất nước mang hơi thở dào dạt nhựa sống của một đất nước tự do, ta nghe những câu thơ như có gió thổi lồng lộng, gió thời đại, gió của truyền thống ngàn năm Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất - Những buổi ngày xưa vọng nói về... Lòng người như mở rộng, phơi phới những cảm xúc vui mừng, yêu thương... và cùng với đó là tư tưởng về “đất nước” rất sâu sắc, một đất nước từng đau thương, từng đứng dậy, một đất nước từ ngày xưa đến bây giờ vẫn chứa chan tinh yêu sâu nặng, vẫn nóng hổi tinh thần yêu nước. Mạch cảm nhận xuyên suốt bài thơ đã hòa cùng cảm xúc để làm nên một bài thơ hay, đọng mãi trong lòng người đọc. Từ bao giờ đến bây giờ, từ Hômerơ, đến Kinh Thi, đến ca dao Việt Nam. thơ vẫn là một sức đồng càm mãnh liệt và quang đại (Hoài Thanh), sức sống đó của thơ có được vi thơ đã nói hộ con người những xúc cảm, thơ chan chứa nỗi lòng ta, và thơ. bằng tư tường của minh, còn thanh lọc tám hằn (Arixtot), mang đen cho ta những chân cảm. Khi đọc nhũng câu thơ của Na Đim-Hát mét, chúng ta vừa thây một hiện thực trong thế giới đầy đau khổ do chiến tranh gây ra, vừa khơi dậy bao niềm thương cảm cho những số phận trẻ thơ bị chết oan uống:

Mười năm trước, em còn sống đó Em chết rồi Hi-rô-si-ma Bây giờ em vẫn bảy tuổi thơ Nhưng em chết không còn lớn nữa Em gõ cửa, chính em gõ cửa Xỉn cho em chữ ký làm quà Để người ta không giết trẻ thơ Để trẻ em được quyền ăn kẹo.
(Cái chết của em tôi - Nguyễn Đình Thi)

Ở những câu thơ ấy, vang vọng một niềm thương lần một sự suy nghĩ, và tư tường đã hòa nhập với cảm xúc để đẩy cho dư vang xa mãi trong lòng người. Những câu dân ca. những lời ca dao, tha thiết lòng ta từ ngày xưa mẹ hát, ca dao cũng là một loại thơ đặc biệt, loại thơ kết tinh tâm hồn và tư tưởng dân tộc. Ở ca dao đâu chỉ có yêu thương, giận hờn mà còn có cả những suy ngẫm, triết lí: Đôi ta như bạn xe thừng/ Trăm đứt nghìn nối xin đừng quên nhau (Ca dao). Lời ca ấy da diết lòng bởi cái lẽ thủy chung, sau trước, dẫu sống trong cuộc đời lăm lúc chia phôi nhưng tấm lòng thủy chung vẫn tìm về với nhau san sẻ, điều nhắn nhủ ấy quá mộc mạc. đơn sơ mà sao chan chứa lòng... Đọc ca dao để thấy ông bà mình nghĩ suy thật sâu sắc, dầu cho cuộc đời lắm nỗi nhọc nhằn vẫn luôn mỉm cười lạc quan: Chớ than phận khó ai ơi/ Còn da lông mọc còn chồi này cây (Mười cái trứng), và nếu hỏi tình yêu nước đậm sâu khời nguồn từ đâu, thì đó là những tỉnh yêu đơn giản nhất; yêu đồng ruộng, yêu xóm làng, yêu cả những bức tranh què hương thân thuộc:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tòa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ.

(Ca dao)

Tư tưởng của người Việt thể hiện qua ca dao đã một lần nữa chứng minh rằng Tư tưởng cùa thơ nam ngay trong cảm xúc, tình tứ. cảm xúc đẩy tư tưởng lên cao, tư tưởng định hình cho cảm xúc, đó là hai điều không thể thiếu trong một bài thơ.

Tư tường ở trong cuộc đời. Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật (Biêlinxki) câu nói nổi tiếng đó của nhà văn Nga đã một lần nữa khăng định mối quan hệ mật thiết giữa thơ ca và cuộc sống. Thơ bắt nguồn từ đời sống, thơ là bông hồng vàng mang lại hạnh phúc cho mọi người, bông hoa ấy được thi sĩ gom nhặt từ những hạt “bụi quý” để làm nên. Nếu là thi sĩ, từng nghĩ rằng ta khép cửa tâm hồn để nhốt mình vào cõi mộng, không! Hãy mờ cánh cửa tâm hồn, giang tay ra với cuộc đời; Chăng có thơ đâu giữa lòng đóng khép/ Tâm hồn anh chờ gặp anh trển kia {Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên). Thơ là đóa hoa mọc lên từ cuộc đời, vậy thi tư tường trong thơ cũng phải là tư tưởng dính liền với cuộc song, ở trong cuộc sống như cách nói của Nguyễn Đinh Thi. Nhà thơ Xuân Diệu nhà thơ trần thế đầy hương hoa và sắc đẹp - đã bộc bạch rang: Thơ thọc sâu vào xương máu cùa cuộc sống không che phủ, giấu giếm, thì làm người đọc thấy thơ gần mình hơn, yêu thơ hơn. Bởi lẽ chính bản thân thơ đã là một tiếng nói nóng hổi bay lên từ cuộc sống, thăng hoa thành nghệ thuật, nên cái nòng cốt của thơ là cái tư tường nhẹ nhàng ẩn giấu cũng đậm đà hương vị cuộc sống. Thật đáng tiếc rằng đã có lúc nhiều người làm thơ (vì họ chưa xứng đáng với hai tiếng “nhà thớ’') đã có tư tưởng lánh xa cuộc đời họ, hoặc là trốn vào cái cảnh cao xa, khác vời ở cõi mộng, hoặc là tìm quên vào cuộc đời ô trược. Khi chúng ta đọc những câu thơ theo kiểu như:

Hãy cho tôi một tinh cầu lạnh giá

Một vì sao trơ trọi cuối trời xa!

Ở nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh

Mọi ưu phiền, đau khô với buồn lo!

(Những sợi tơ lòng - Chế Lan Viên)

hay: Say đi em! Say đi em!

Say cho lơi là ảnh đèn

Cho cung bậc ngà nghiêng điên rồ xác thịt

Rượu, rượu nữa và quên, quên hết!

(Say đi em - Vũ Hoàng Chương)

Những câu thơ mang tư tưởng trốn đời, tiêu cực ấy có thể mang lại cho một lớp độc giả là các thanh niên thời trước một chút tìm quên trong u muội chứ không thể làm cho họ có rung cảm trong lành hay tư tưởng tốt đẹp, đó là những bài thơ nhanh chóng bị quên lãng... Nhưng nghệ thuật rồi vẫn cứ là nghệ thuật, có rũ bỏ những thứ tầm thường để vươn tới cái tốt đẹp. Các nhà thơ cũ khi hớp nguồn ánh sáng trong lành của cuộc sống mới họ đã mau chóng nắm bắt được nhịp phát triển của thơ ca. Tư tưởng thơ của họ đã được làm mới đúng đắn, lành mạnh hơn, và nhà thơ Chế Lan Viên đã thừa nhận: Cuộc sống đảnh vào thơ trăm ngàn lớp sóng/ Chớ ngồi phòng ăn bọt bé anh ơi (Nghĩ về thơ). Cùng với đó, ông đã hòa nhập vào cuộc sống của nhân dân rộng lớn hơn. tươi đẹp hơn:

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cò đón giêng hai, chim én gặp mùa

Như đứa tre thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.

(Tiếng hát con tàu)

Còn Xuân Diệu, trước kia vốn đã yêu cuộc sống thì nay, lòng yêu ấy lại càng mạnh mẽ, phấn chấn hơn nhờ có thêm tư tường yêu nước:

Tôi cùng xương thịt với nhân dân của ôi

Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu

Cùng sống với cuộc đời chiến đấu

Của triệu người yêu dấu gian lao.

(Những đêm hành quân)

Thơ phải là cuộc sống thì thơ mới bay cao, mới sống cùng năm tháng, tư tưởng thơ là thứ bật lên từ hơi thờ cuộc sống đầy hối hả. Tư tưởng thơ dù được diễn tả bằng cách nào: nhẹ nhàng hay dữ dội, cầu kỳ hay mộc mạc... vẫn phải là tư tưởng gần gũi với cuộc đời. Hai cuộc chiến đấu của dân tộc là một “kho sáng tác” vô tận cho các nhà thơ, nhưng điều quan trọng hơn. nhờ vào đó mà tư tường thơ của họ đã xít lại gần với cuộc đời, mang nhiều hơn tính nhân văn cao đẹp. Đó là tư tưởng thương yêu. đùm bọc lẫn nhau:

Đêm nay, rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo

(Đồng chí- Chính Hữu)

Là tư tưởng thương yêu con người, nhìn nhận sự mất mát, hi sinh. Trong Cuộc chia li màu đỏ. Nguyễn Mi đã cho ta một bức tranh đầy màu đỏ, của khung cảnh, và của trái tim thắm hồng:

Cải màu đỏ như cái màu đỏ ấy

Sẽ là bông hoa chuối đỏ tươi

Trên đỉnh dốc cao vẫy gọi đoàn người

Sẽ là ánh lửa hồng trên bếp

Một làng xa giữa đêm gió rét

Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi

Như chưa hề có cuộc chia li.

Chiến tranh là chia lìa, là cách trở, nhưng lòng người nếu vẫn muốn gần nhau thì khoảng cách sẽ thu hẹp trong gang tấc, niềm tin ấy làm cho cuộc sống vẫn đau kliổ vì chiến tranh trở nên tốt đẹp hơn... Và thơ ca trên công trường sau chiến tranh lại càng âm vang nhịp điệu cuộc sống:

Công trường lấp lánh sao đêm

Ngôi sao sáng nhất là em tự hào

Đêm đêm sao sáng bạt ngàn

Sao trời thua sáng thợ hàn sao em.

(Những ánh sao đêm - Phan Thị Thanh Nhàn)

Thực tế đã nói hộ cho thi sĩ: thơ phải gắn liền với cuộc sống đê tồn tại. Thơ chính là tâm tình, là nghĩ suy... nên hơn hết. là cuộc sống. Tư tường thơ không phải muốn có thi vẳt óc ra nghĩ mà có, nó phải là thứ mà con người - cụ thể là thi sĩ sống, cọ sát, nếm trải cuộc sông đê bật lên thành suy nghĩ, do vậy, tư tường thơ mới dễ truyền đạt cho người đọc. Muốn làm thơ hay, bạn phải “yêu cuộc sống” nhiều lắm, và khi đã yêu nước, hãy đi vào nó. tìm tòi và bật lên thơ. Đã có nhiều người nghĩ về thơ, và mỗi một nhận định lại có một giá trị riêng của nó, với Nguyễn Đình Thi, nhận định của ông là điều rút ra từ thực tiễn sáng tác của bản thân nên có những điều thú vị riêng; khá hay và sâu sắc. và dù rằng thơ ca là một tiếng nói rất mực trữ tình, song, tầm quan trọng của tư tưởng trong thơ cũng đáng ghi nhận, như một vế sóng đôi cùng cảm xúc để làm nên thơ, điều mà chúng ta vẫn yêu mến trong cuộc sống này.

BÀI CÙNG NHÓM