Viết bài ngắn (khoảng 20 câu) nêu cảm nhận về vẻ đẹp của người phụ nữ qua hai tác phẩm Truyện Kiều và Chuyện người con gái Nam xương

Trong nền văn học trung đại Việt Nam, có một mảnh đề tài tuy được sáng tác không nhiều nhưng để lại những tác phẩm có giá trị, đó là mảng đề tài viết về người phụ nữ. Qua những tác phẩm ấy ta không chỉ hiểu và cảm thông cho số phận bất hạnh mà còn thấy được thái độ ngợi ca sâu sắc của các tác giả trung đại về vẻ đẹp của họ. Truyện Kiều của Nguyễn Du và Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ là những tác phẩm như thế.

Có thể nói, các tác giả trung đại đã không ngần ngại mà dành bút lực của mình vào việc ngợi ca vẻ đẹp của những người con gái ấy. Đó là vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Thúy Kiều và Thúy Vân: Đầu lòng hai ả tố nga / Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân / Mai cốt cách, tuyết tinh thần / Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười. Đặc biệt, Nguyễn Du tập trung vào miêu tả, ngợi ca vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà, chứa đầy thần sắc của Thúy Kiều. Đặt trong hoàn cảnh xã hội phong kiến còn nhiều bất công đối với người phụ nữ, đây thực sự là một thái độ hết sức nhân văn. Còn Vũ Nương, tuý không được Nguyễn Dữ miêu tả nhiều nhưng cũng đủ để khiến ta hình dung về một người phụ nữ có nhan sắc. Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, điều mà các tác giả trung đại tập trung nhiều bút lực nhất vẫn là vẻ đẹp về mặt tâm hồn, tinh thần. Cuộc đời Thúy Kiều là một chuỗi những bất hạnh, kéo dài suốt mười lăm năm lưu lạc nhưng lúc nào nàng cũng hiện lên là người con gái có phẩm chất tốt đẹp. Vì lòng hiếu, nàng dứt bỏ tình riêng, bán mình chuộc cha; dấn thân vào chốn hang hùm miệng sói, tương lai mờ mịt mà vẫn một lòng nhớ thương lo lắng cho mẹ cha, cho em, cho người mình yêu. Thúy Kiều có sự vị tha và tình yêu thương thật đáng trân trọng, vẻ đẹp của Vũ Nương lại được Nguyễn Dữ khái quát ngắn gọn trong mấy từ “tư dung tốt đẹp” và chứng minh nó bằng hàng loạt những hành động của nàng: chăm lo, vun vén gia đình, nuôi con, chăm sóc mẹ chồng... Nàng hiện lên là một người phụ nữ đảm đang, chịu thương chịu khó, vị tha, hi sinh hết mực. Không chỉ vậy, họ còn là những người phụ nữ có lòng tự trọng, có ý thức giữ gìn nhân phẩm của mình một cách cao độ. Thúy Kiều khi biết mình bị lừa bán vào lầu xanh đã tìm cách quyên sinh đế giữ gìn phẩm hạnh. Trải qua biết bao vùi dập của số phận của xã hội, nàng vẫn không vì thế mà thay đổi bản chất lương thiện vốn có của mình. Vũ Nương trước nỗi oan khiên không thể hóa giải, đã nhảy xuống sông Hoàng Giang dùng cái chết để chiêu tuyết cho tấm lòng trinh bạch.

Tất cả họ do những hạn chế của xã hôi, đều vướng vào những hoàn cảnh bi kịch khác nhau nhưng vẫn luôn ngoài sáng ánh sáng của nhân phẩm. Đó là một điều đáng trân trọng.

BÀI CÙNG NHÓM