Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp. Phát biểu những suy tưởng của anh (chị) được gợi ra từ hiện tượng trên

Thiên nhiên tồn tại biết bao điều kì lạ không chỉ đem lại cho con người sự thích thú, say mê, gợi tình cảm thẩm mĩ tốt đẹp mà đôi khi nó còn ẩn chứa những bài học mang giá trị nhân sinh sâu sắc. Bạn sẽ nghĩ gì khi nhìn thấy giữa vùng sỏi đá khô cằn vẫn mọc lên cây hoa dại nở ra những chùm hoa rực rỡ? Hẳn sẽ không chỉ là sự trầm trồ thán phục, ngỡ ngàng, sửng sốt mà hình ảnh ấy còn gợi cho chúng ta nhiều điều về nghị lực trong cuộc sống của chính bản thân mình cũng như những người xung quanh.

Những cái đối lập đặt cạnh nhau thường làm tôn thêm dáng vẻ của nhau. Bức tranh về sự bình yên vĩnh cửu không phải là bức tranh nơi đồng quê với những cánh đồng xanh mướt, cũng không phải là bức tranh của dòng sông đang êm ả trôi mà lại chính là giữa một thác nước hùng vĩ, nơi thấp thoáng sau đó, chim mẹ đang mớm mồi cho đàn con bé bỏng. Bỏ mặc tất cả những ồn ào bên ngoài của dòng thác, người ta lạc vào thế giới của một sự bình yên tuyệt đối. Chính bởi đặt trong sự đối lập, người hoạ sĩ đã giúp người đọc khám phá ra những vẻ đẹp mà trước đó không ai nghĩ tới. Cũng giống như vậy, trước cảnh sỏi đá khô cằn, hình ảnh chùm hoa mọc lên, rực rỡ và căng tràn nhựa sống dễ đưa người ta đến những ý nghĩ thánh thiện. Sỏi đá tượng trưng cho những đường nét thô cứng, cho nét khô cằn trong tự nhiên. Nhắc đến nó người ta nhớ đến một môi trường sống khắc nghiệt, đầy khó khăn và thử thách. Còn những bông hoa của loài cây dại khẳng định cái đẹp, sức sống mãnh liệt của loài cày, vượt lên cái khô cằn sỏi đá để không chỉ tồn tại mà còn góp những bông hoa cho đời. Nếu không có một sức sống dẻo dai, mãnh liệt, không có sự chắt chu từng giọt nhựa sống cúa đất trời thì chắc hẳn loài hoa dại đã không thể tồn tại được như thế. Hiện tượng cúa thiên nhiên tưởng chừng thoáng qua nhưng lại mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.

Trong cuộc sống con người, “vùng sỏi đá khô càn” làm người ta nghĩ đến một hoàn cảnh sống khắc nghiệt, nơi đó con người để tồn tại được sẽ phải cố gắng rất nhiều với nghị lực phi thường. Đó là hoàn cảnh sống bên ngoài. Nhưng cũng có trường hợp cần phái hiểu đó là những khó khăn nằm trong chính bản thân mỗi người mà chỉ với sự nỗ lực của chính bản thân mình họ mới có thế vượt qua được. Cây hoa dại nở ra những chùm hoa tuyệt đẹp giống như sự sống và cái đẹp vẫn nảy sinh và tự khẳng định. Liên hệ ta thấy có sự tương đồng với những người tuy sống trong hoàn cảnh thử thách khắc nghiệt nhưng không hề nhụt ý chí vươn lên mà vẫn đầy bản lĩnh đế khẳng định mình trong cuộc sống. Sự khẳng định ấy chứng minh một sức sống mãnh liệt, không chi dừng lại ở việc tồn tại mà còn là tồn tại có ý nghĩa, tồn tại để công hiến. Giữa khó khăn gian khổ, cái đẹp vần náy sinh và tài năng vần đơm hoa, kết trái. Nhắc đến điều này, người ta nhớ đến những tấm gương vượt khó trong cuộc sống. Không ít người đã làm cho chúng ta thán phục bởi nghị lực của chính bản thân họ. Trong hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, hoặc bản thân có những khiếm khuyết, họ vẫn vượt lên tất cả để làm những việc có ích cho cuộc sông của chính mình cũng như những người khác. Thầy giáo Nguyền Ngọc Kí là một tấm gương cho sự nỗ lực ấy. Đôi tay tật nguyền không thể làm nhụt đi lòng ham học và ý chí quyết tâm của thầy từ khi còn là một cậu bé. Ngày ngày, với đôi chân của mình, cậu bé đáng thương cần mẫn oằn mình trên chiếu học, những ngón chân không quen với cống việc không thuộc về nó tê buốt. Chuột rút. Đau đớn. Sự ái ngại ..., tất cá đều không làm Kí thôi cố gắng. Và cuối cùng thì mọi nỗ lực cũng được đền đáp xứng đáng. Nguyễn Ngọc Kí không chỉ viết thành thạo mà còn có thế’ làm được mọi thứ bằng đôi bàn chân khéo léo. Rồi trở thành người thầy được kính trọng và tin yêu. Giữa khó khăn gian khổ, thầy nêu cao tinh thần vượt lên chính mình, là bông hoa đẹp, toá ra hương thơm làm say đắm lòng người.

Nói đến cái đẹp vượt lên trên hoàn cảnh bên ngoài khắc nghiệt có lẽ không gì hơn là việc nói về những người lính Việt Nam anh dũng trong hai cuộc kháng chiến chông Pháp và chống Mĩ.

“Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu

Dấn thân vô là phải chịu tù đày

Là gươm kề cổ, súng kề tai

Lũ thân sống chỉ coi còn một nửa”.

“Tù đày”, “gươm kề cổ, súng kề tai”, sự sống mong manh luôn là những điều thử thách có thể xảy ra bất cứ lúc nào với người cách mạng. Sự thật tàn khốc của cuộc kháng chiến không làm nhụt ý chí, người cách mạng vẫn vượt qua tất cả để chiến đấu và chiến thắng. Hơn thế nữa, khó khăn gian khổ còn được biến thành môi trường để rèn luyện mình. Trong gian khổ nổi lên những hình tượng thật đẹp:

“Không có kính ừ thì xe không có kính.

Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

(...) Bạn bè gặp nhau châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”

Bom đạn của chiến tranh chí làm cho người lính có thêm nghị lực. Tấm kính chắn xe bị vỡ có tác dụng tố cáo sự phá hoại tàn khốc của chiến tranh nhưng cũng có tác dụng to lớn để khắc hoạ vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe. Những tâm hồn yêu đời và dạt dào nhựa sống vẫn ngày ngày hát Ịên khúc quân hành hào hùng.

Đó còn là người lính cách mạng trong hoàn cảnh tù đày đói khổ, nhưng vẫn không để cho những cám dỗ vật chất mang tính bản năng khuất phục. Chỉ mấy con cá chột nưa (Con cá chột nưa - Tố Hữu) cứu mình ra khỏi cái đói dày vò nhưng người chiến sĩ đã phải đấu tranh tư tưởng quyết liệt để cuối cùng vẫn giữ được phẩm chất cách mạng kiên cường và tấm lòng trong sạch.

Hình ảnh cây hoa dại giữa sỏi đá khô cằn còn làm ta chợt nhổ đến cây đào Tô Hiệu giờ đây, mỗi mùa xuân về vẫn nở hoa trên mảnh đất Côn Đảo từng là nơi giam giữ tù chính trị năm xưa. Giữa cái tăm tối, ẩm thấp của nhà tù, cây đào mọc lên hiên ngang, nở ra những bông hoa rực rỡ. Nó vượt lên trên, đối lập với hành hạ, với gông cùm, với sự tàn ác của con người. Nó cũng giống như sức mạnh quật cường không chỉ riêng của Tô Hiệu mà còn là tất cà chiến sĩ được giam ở nhà tù Côn Đảo là tất cả những người chiến sĩ Việt Nam bất khuất. Trong cảnh chiến tranh khắc nghiệt, họ xứng đáng là những bông hba rực rỡ và lúc nào cũng ngát hương thơm.

Cuộc sống đầy rầy những khó khăn. Nó đặt con người vào trong những hoàn cảnh, môi trường nhiều khi rất bất lợi. Mặc dù vậy, nếu như con người luôn biết vượt qua thì họ sẽ là người chiến thắng. Cần phải biết khắc phục hoàn cânh không chỉ để làm được những điều có ích cho bản thân mà còn làm nên những điều có ích cho những người xung quanh, cho toàn xã hội. Trên các phương tiện thông tin đại chúng ngày nay vẫn đưa tin về những tấm gương nông dân nghèo vượt lên trên hoàn cảnh, làm giàu bằng chính bàn tay, khối óc của mình; những học trò nghèo vượt khó, học giỏi; những tấm gương “tàn nhưng không phế”... Đó chính là nhân chứng sống cho nghị lực cả con người, là những bông hoa đẹp mọc lên từ mảnh đất sỏi đá khô cằn.

Hình tượng kì thú trong thiên nhiên còn có thể suy rộng ra ý nghĩa: phải chăng “ngọn lửa chính nghĩa có thể bùng cháy ở nai sự bẩn thỉu, tối tăm, thiên lương cao cả có thể xuất hiện trong môi trường của tội ác”? Một điều khẳng định chắc chắn là hoàn cảnh tuy có tác dụng chi phối còn người nhưng trong trường hợp cụ thể con người vần có thể tác động lại hoàn cảnh, làm thay đổi hoàn cảnh, biến đối nó theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Đó là những hành động mang tính tích cực, đáng được khen ngợi. Chính vì thế mà nhà tù tối tăm bẩn thỉu đầy mạng nhện và phân chuột (Chữ người tử tù - Nguyên Tuân) lại là nơi cho cái đẹp ra đời và toả ánh thiên lương, là nơi chứa đựng hai tâm hồn lớn: một người có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” một người có tài năng và đức độ hiếm thấy. Huân Cao vì cảm cho tấm lòng trong sạch của ông quản ngục giữa chốn bùn nhơ mà dành thời khắc cuối cùng trong cuộc đời cho chữ. Quyền lực, gông cùm, xiềng xích không thể khuất phục ông nhưng một “thiên lương” lại làm được điều đó. Cái đẹp ra đời trong sự trân trọng và rưng rưng xúc động của người quản ngục. Nó vượt lên trên tất cả, soi sáng nhà tù tôi tăm, bẩn thỉu. Quan trọng hơn, cái đẹp ấy đã giúp cứu rỗi một linh hồn đang còn "lưu lạc” chưa tìm được lôi thoát cho thiên lương của mình. Nhà tù chẳng phải giống như mảnh đất khô cằn đầy sỏi đá mà cái đẹp mà hai con người có tài năng và đức độ cao cả chính là những bông hoa đẹp đó sao?

Không chỉ có vậy, hiện tượng thiên nhiên đó còn mở ra cho con người những suy nghĩ về việc nhìn nhận điều gì đó một cách công bằng. Bắt gặp hình ảnh loài hoa dại trước nay vẫn có cái nhìn thành kiến nhất định. Vậy mà ở đây, bông hoa dại được nhìn nhận khía cạnh của sức sống mãnh liệt. Và cũng đồng thời, người ta thấy đựợc khả năng đóng góp của nó vào vẻ đẹp chung của tạo vật. Hình ảnh ấy giông như lời khẳng định: Con người không ai toàn vẹn, ai cũng tồn tại trong mình những phần tốt và xấu. Chỉ có điều đối với mỗi người, cái xấu hay cái đẹp chiếm vị trí nhiều hơn, và những cái xấu ấy có phải là những cái xấu có thể sửa chữa và tha thứ? Vì vậy, cần phải có cái nhìn bao dung. Độ lượng với một lỗi lầm đó chính là cách tốt nhất để sửa chữa lỗi lầm đó. Những cây hoa dại vẫn có thể nở ra chùm hoa đẹp cũng như tâm hồn con người dù “xấu xí” cũng vẫn có những nét “người” đáng trân trọng. Điều quan trọng là cần phải có một tấm lòng để khơi dậy tình cảm tốt đẹp của con người, chiến thắng tất cả những xấu xa trước đó.

Bài học thu được từ thiên nhiên này có ý nghĩa lớn lao trong đời sống con người đặc biệt là đốì với những người trẻ tuổi. Không phải lúc nào chúng ta cũng được sông trong một môi trường thuận lợi. Và không phải lúc nào một môi trường thuận lợi cũng thực sự có ích với con người. Nếu như ai đó được bao bọc quá kĩ, quá quen với cuộc sông sung sướng thì một ngày kia, gặp lúc khó khăn nếu không thực sự có gắng sẽ khó có thể vượt qua. Mỗi người cần bồi dưỡng cho mình một nghị lực phi thường để có thể thích nghi và vượt qua những khó khăn trong cuộc sông, cần tự đặt mình vào trong những hoàn cảnh sông khác nhau để rèn luyện khả năng thích nghi tốt nhất. Cuộc sống luôn đầy rẫy những khó khăn thử thách. Sẽ có những thành công hay thất bại nhưng điều quan trọng là dù thế nào đi nữa con người hãy tự đứng lên và đứng vững trên đôi chân của chính mình. Không phải lúc nào mọi thứ cũng toại nguyện. Có những ước mơ chỉ là mơ ước cho dù ta nỗ lực đến đâu nhưng nhờ có nó mà ta mạnh mẽ hơn, yêu cuộc sống hơn và biết cố gắng từng ngày. Có những nỗi đau vẫn mãi là nỗi đau một khi ta không thể thoát khỏi chúng, nhưng nhờ có nó mà ta đã trưởng thành hơn. Đó là cuộc sống! Người chiến thắng là người luôn biết vượt lên hoàn cảnh và vượt lên chính mình...

Hình ảnh thiên nhiên tồn tại khách quan là một bài học cho tinh thần, nghị lực của con người. Con người đã, đang và sẽ có thể chiến thắng trước hoàn cảnh dù khó khăn đến mấy nhờ nghị lực phi thường, bản lĩnh lớn lao và sức sống bất diệt...

BÀI CÙNG NHÓM