Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau: "không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng". (“Đàn ghi ta của Lor-ca” - Thanh Thảo)

Khi viết Đàn ghi ta của Lor-ca, nhà thơ Thanh Thảo đã lấy câu thơ được coi là di chúc của Ph.G.Lor-ca để làm đề từ cho bài thơ của mình: “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”. Theo dõi câu chuyện Thanh Thảo kể, chúng ta đều được biết ước nguyện của người nghệ sĩ xứ Tây Ban Nha đã không được thực hiện:

“không ai chôn cất tiếng đàn

tiếng đàn như cỏ mọc hoang

giọt nước mắt vầng trăng

long lanh trong đáy giếng”.

Lor-ca là người nghệ sĩ tài hoa, không chỉ trong thơ ca mà còn ở nhiều lĩnh vực khác như hội hoạ, âm nhạc, sán khấu... Với Lor-ca, nghệ thuật là tình yêu, là lẽ sống. Lor-ca không thể rời xa nghệ thuật, ngay cả khi từ giã cõi đời. Nhưng lời di chúc “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” không chỉ thể hiện tình yêu nghệ thuật say đăm, cũng không chỉ hàm chứa lòng yêu quê hương đất nước thiết tha (đàn ghi ta là biểu tượng đặc trưng của Tây Ban Nha). Lor-ca là nhà cách tân nghệ thuật. Ông hiểu nghệ thuật của mình một ngày sẽ ngăn cản hành trình sáng tạo của những người đến sau. Như vậy, lời di chúc của Lor-ca còn có ý nghĩa rất lớn đối với con đường nghệ thuật của các nghệ sĩ phía sau ông. Nhưng điều đau buồn là người ta không hiểu thông điệp tư tưởng Lor-ca đã cất giấu trong lời di chúc. “Không ai chôn cất tiếng đàn” tức là không ai dũng cầm vượt qua cái cũ, thần tượng cũ để làm nên cái mới. Chớ vội hiểu đó là cách nói ngoa dụ với lí giải làm sao có thể chôn cất được tiếng đàn. Tưởng chừng như Thanh Thảo chỉ viết câu thơ với nội dung thông báo đơn thuần. Nhưng thực chất, phải thấu hiểu tâm nguyện của người nghệ sĩ quá cố, phải thấm thìa, đồng cảm sâu sắc với nỗi đau xót của Lor-ca, nhà thơ Việt Nam mđi viết nên câu thơ ấy.

Và chính vì người ta không chôn cất tiếng đàn nên nó mới tràn lan như “cỏ mọc hoang”. Cách so sánh của Thanh Thảo giản dị nhưng chứa đựng trong đó bao nồi niềm oan trái của người đã khuất. Với Lor-ca đạo đức của người nghệ sĩ là phải biết lui vào quá khứ để thế hệ sau được tự do làm cái mới. Thanh Thảo hiểu rằng Lor-ca không vui sướng, hạnh phúc khi nghệ thuật của mình vẫn còn án ngữ trên con đường sáng tạo cúa thế hệ sau. Có người cho rằng hình ảnh “cỏ mọc hoang” thể hiện sức sống mãnh liệt không gì huỷ hoại được của cái đẹp, của nghệ thuật. Dù Lor-ca muốn mang theo tiếng đàn mang theo nghệ thuật của mình để nó không cản trở những nghệ sĩ đến sau nhưng sức ảnh hưởng của nghệ thuật Lor-ca tới thế hệ hậu bối là rất lớn.

Đọc Đàn ghi ta của Lor-ca, chúng ta sẽ bắt gặp khá nhiều những câu thơ, những hình ảnh khó hiểu bởi chúng được viết theo lối tượng trưng. Câu thơ “Giọt nước mắt vầng trăng” là một ví dụ. Hiện diện trong lời thơ là hai hình ảnh cụ thể: “giọt nước mắt” và “vầng trăng”. Nhưng chúng có quan hệ với nhau như thế nào? Không hề có một quan hệ từ nào xen vào giữa chúng. Sự súc tích của lời thơ làm người đọc thật khó đoán ra điều Thanh Thảo muốn nói. Ta hãy đọc tiếp câu thơ dưới:

“Long lanh trong đáy giếng”

Hai hình ảnh giọt nước mắt, vầng trăng được soi chiếu tận một nơi: “đáy giếng” - nơi gợi đến cái chết, số phận nghiệt ngã của Lor-ca? Chúng chuyển nghĩa cho nhau: vầng trăng nơi đáy giếng như giọt nước mắt khổng lồ, giọt nước mắt sáng trong như vầng trăng bất tử. Tất cả đành để bày tỏ nỗi đau xót và tiếc thương trước cái chết hết sức thương tâm của Lorca.

Cách nói của Thanh Thảo khiến người đọc phải suy tư, trăn trở để tìm ra ý nghĩa của nó. Và khi đã ít nhiều cảm nhận được, chúng ta hiểu rằng xuyên suốt đoạn thơ là sự đồng cảm, là tình cảm chân thành mà nhà thơ đành cho người nghệ sĩ mà ông thần tượng.

BÀI CÙNG NHÓM