Phân tích một đoạn thơ mà anh (chị) thích nhất trong bài Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cùng với các nhà thơ khác như Bằng Việt. Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân. Nguyễn Khoa Điềm nổi tiếng với hai tác phẩm chính là trường ca “Mặt đường khát vọng” và bài thơ “Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ”. “Đất nước” là một đoạn trích trong trường ca “Mặt đường khát vọng” và cũng là trọng tâm của tác phẩm này. “Đất nước” với tư tưởng Đất nước của nhân dân đã cho ta thấy được tình yêu thương vô bờ bến của nhà thơ cũng như toàn thể nhân dân Việt Nam đôi với Tổ quốc mình, đặc biệt là 9 câu thơ:

“...Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất Nước

Khi hai đứa cầm tay

Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm

Khi chúng ta cầm tay mọi người

Đất Nước vẹn tròn, to lớn

Mai này con ta lớn lên

Con sẽ mang Đất Nước đi xa

Đến những tháng ngày mơ mộng”

Đất nước được hình thành trong chiều rộng của không gian và qua chiều dài của thời gian. Đất nước là những gì ta có thể bắt gặp ngay trong cuộc sống mỗi gia đình, mỗi con người: trong câu truyện cổ tích mẹ kể, trong miếng trầu bà ăn, hạt gạo ta trồng, ngôi nhà ta ở. Nguyễn Khoa Điềm khi nói về sự trường tồn của đất nước không hề sử dụng đến các sô liệu mà lại nhắc đến những gì rất đỗi thân thuộc trong đời sôhg của nhân dân, được gợi ra từ những chất liệu của văn hóa dân gian, ca dao, tục ngữ.

Nhà thơ đã đem đến cho chúng ta một cái nhìn toàn diện về đất nước và sự trường tồn của nó trong “thời gian đằng đẵng, không gian mênh mông”. Trên chiều rộng của không gian địa lí và lịch sử, đất nước được thể hiện tập trung trong các bình diện văn hóa, phong tục, truyền thống tinh thần của dân tộc, trong đời sống hàng ngày của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng.

“Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi

Đất nước có trong những câu chuyện “Ngày xửa, ngày xưa mẹ thường hay kể”

Mạch thơ dần đến những suy ngẫm về trách nhiệm của mỗi con người đốì với đất nước, những câu thơ tiếp theo như những tâm sự thủ thỉ từ chính nỗi lòng tác giả đối với thế hệ trẻ:

“Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất nước

Khi hai đứa nắm tay

Đất nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm”

Lâu nay, trong suy nghĩ của nhiều người, đất nước, quê hương, Tổ quốc, dân tộc... luôn là những khái niệm trừu tượng. Với nhà thơ trẻ đang đô'i mặt với cuộc chiến tranh khốc liệt một mất một còn, đất nước gần gũi, thân thiết. Điều này chưa hẳn đã mới, trong ca dao, dân ca có không ít những câu hát như thế:

“Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao".

Quê hương là tất cả những gì gắn bó ruột rà với con người. Bó là nơi ta yêu tha thiết. Đó là buổi sáng làm đồng. Đó là từng miếng ãn quê kiểng mỗi ngày... Song, cái mới ở khổ thơ của Nguyễn Khoa Điềm là Đất Nước ở trong mỗi một con người, Đất Nước ở trong ta: “Trong anh và em... Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm... Đất Nước là máu xương của mình”. Đó là nhận thức mới về đất nước:

“Khi hai đứa cầm tay

Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm

Khi chúng ta cầm tay mọi người

Đất Nước vẹn tròn, to lớn”

Cái cầm tay là sự thân thiết, tin cậy, yêu thương Ịẫn nhau. Hình ảnh ấy đi liền với những tính từ chỉ mức độ, đó là hài hoà, là nồng thăm, là vẹn tròn, là to lớn. Bởi vậy, dù ý tứ tuy không phải là quá mới mẻ, song, những câu thơ ấy lại có sức nặng của tình cảm chân thành. An sâu trong câu thơ đó, Nguyễn Khoa Điềm dường như vẫn ấp ủ một ý niệm. Đó là Đất nước không phải là một khái niệm trừu tượng, càng không phải một giá trị bất biến, có sẵn. Đất nước là một thực thể sống và sự sông ấy ra sao ở về phía tất cả những con người trong đất nước đó. Đất nưđc - chính là mối liên hệ giữa cá nhân với cộng đồng, với con người với Tổ quốc.

Tình yêu Tổ quốc đó đã được ấp ủ và vun trồng từ thế hệ này qua thế hệ khác, là khát khao, là niềm tin, là hi vọng vào thế hệ mai sau — thế hệ sẽ đem Đất nước đi sánh vai cùng năm châu:

“Mai này con ta lớn lên

Con sẽ mang Đất Nước đi xa

Đến những tháng ngày mơ mộng...

Đất nưởc không chỉ có ngày hôm qua và hôm nay. Đất nước của ngày mai. Từng thế hệ kế tiếp sẽ lắm cho Đất nước trường tồn mãi mãi nhờ bàn tay, khối óc và sức mạnh cua sự đoàn kết toàn dân. Trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến khốc liệt thời bấy giờ, ta còn thấy những câu thơ trên còn là một khát vọng: Đất nước sẽ hoà bình, đất nước sẽ tươi đẹp và còn nhiều hơn thế nữa.

Đoạn thơ trên là một đoạn thơ hay trong bài “Đất Nước”. Nhà thơ đã thể hiện những suy nghĩ mới mẻ của mình về đất nước bằng một giọng trữ tình, ngọt ngào. Câu chuyện về đất nước đối với mỗi người luôn là câu chuyện của trái tim, vừa thiêng liêng, cạo cả, cũng vừa gắn bó, thân thiết. Từ suy nghĩ và tình cảm ấy, khi đối diện với kẻ thù của dân tộc, hẳn người ta phải biết làm gì cho Tổ quốc, giang sơn. Ngày nay, đất nước đã sạch bóng quân thù. Nhưng trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước vẫn rất cần đặt ra thường xuyên, bởi đó là câu chuyện không bao giờ cũ. Thế hệ trẻ chúng ta luôn phấn đấu hết mình để đem “Đất nước đi xa/ Đến những tháng ngày mơ mộng”.

BÀI CÙNG NHÓM