Lỗ Tấn (1881 - 1936), tên thật là Chu Chương Thọ, sau đổi thành Chu Thụ Nhân, là nhà văn cách mạng nổi tiếng Trung Quốc. Bóng dáng của ông bao trùm cả văn đàn Trung Quốc thế kỉ XX. ông quê tại phủ Thiệu Hưng, tỉnh Triết Giang, ông nội là Chu Giới Phu, từng làm quan đời Thanh, về sau bị cách chức, hạ ngục. Thân sinh là Chu Bá Nghi, vì bị lâm bệnh, không có thuốc chữa mà mất năm Lỗ Tấn 13 tuổi. Từ đó ông ôm ấp nguyện vọng học nghề thuốc. Mẹ là người phụ nữ nông thôn trung hậu, kiên nghị. Bút danh Lỗ Tấn là lấy từ họ mẹ. Từ 6 tuổi đến năm 17 tuổi, ông học ở trường tư thục ở quê nhà. Ngay từ nhỏ đã đọc hầu hết các thư tịch cổ điển Trung Quốc, đặc biệt ham thích đọc truyện dã sử, thích nghe kể truyện truyền thuyết, xem kịch và tranh dân gian. Thị hiếu và sở trường văn học được hình thành một phần từ đó. Năm 18 tuổi, ông đến Nam Kinh, thi vào Thuỷ sư học đường (Trường đào tạổ nhân viên hàng hải). Hai năm sau thi vào Khoáng lộ học đường (Trường đào tạo kĩ sư mỏ). Những kiến thức khoa học mới đã thay đổi nếp nghĩ của Lỗ Tấn: ông bắt đầu hoài nghi truyền thông cũ, hướng tới việc cải cách. Năm 1902, được cử sang Nhật học, ông vào học ngành Y, mong muốn dùng Y học để cứu nước, trước hết là cứu những người dốt nát, mê tín mà chết oan như bố ông. Ông đột ngột thay đổi chí hướng sau một lần xem phim thấy những người Trung Quốc khoẻ mạnh, hăm hở đi xem quân Nhật chém người Trung Quốc làm gián điệp. Lỗ Tấn bỏ ngành Y, chuyển sang làm văn nghệ vì ông nhận ra rằng: chữa bệnh bằng thể xác còn chưa quan trọng bằng chữa bệnh về tinh thần.
Làm văn nghệ, Lỗ Tấn dùng ngòi bút để phanh phui các “căn bệnh tinh thần” cúa quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa, ông đã hát cho đồng bào mình nghe bài hát lạc điệu của chính họ, chỉ cho' họ thấy những bước đi sai nhịp trên con đường tiến đến tương lai. Toàn bộ sáng tác của ông, chú yếu là ba tập truyện ngắn, nhiều tập tạp văn (bình luận chính trị, xã hội, văn nghệ) đều tập trung phê phán căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội, tự thoả mân, “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”. Chủ đề phê phán “quốc dân tính” càng có ý nghĩa sâu sắc vì nhà văn có thái độ tự phê phán nghiêm khắc.
Các sáng tác tiêu biểu có thể kể đến như: Tập truyện ngắn “Gào thét, Bàng hoàng, tập truyện mang đề tài lịch sử: Chuyện cũ viết lại; Hàng loạt các bài tập văn chủ yếu được tập hợp trong tập “Dã thảo”. Trong đó AQ chính truyện là thiên truyện bất hủ trở thành kiệt tác hàng đầu trong di sản văn học của Lỗ Tấn
Truyện ngắn “Thuốc” viết năm 1936,-đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ Tứ bùng nổ. Tác phẩm được đăng lần đầu tiên trên tạp chí Tân Thanh niên. Nhân vật Hạ Du trong truyện ám chỉ nữ thi sĩ Thu Cận, người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi cũng chịu số phận tương tự. Giữa cơn lốc xoáy lịch sử, tác phẩm mang một ý nghĩa sâu sắc. Nói về căn bệnh đớn hèn của dân tộc Trung Hoa do sự chìm đắm trong mê muội của nhân dân mà những người Cách mạng thì hoàn toàn xa lạ với nhân dân, nhà văn muôn cảnh báo: Người Trung Quốc cần suy nghĩ nghiêm túc về một phương thuốc để cứu dân tộc.
Tác phẩm trở thành một trong những đại diện tiêu biểu trong sáng tác của Lỗ Tấn, là một trong những tác phẩm hiện thực hoá khát vọng dẫn đến việc chuyển sang nghề văn của ông. Lỗ Tấn xứng đáng được coi là “dân tộc hồn” của nhân dân Trung Quốc, một nhà văn lớn của nhân loại.