NHỮNG Ý LỚN CẦN CÓ
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
2. Phân tích nhân vật Đào.
3. Ý nghĩa sự biến đổi tính cách và số phận của nhân vật Đào trong điều kiện xã hội mới.
4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
GỢI Ý CỤ THỂ
1. Giới thiệu
+ Tác giả: Nguyễn Khải sinh năm 1930, gia nhập quân đội ngay từ những ngày đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, làm y tá rồi làm báo, bắt đầu viết văn từ năm 1951 (truyện ngắn Ra ngoài), được chú ý từ tiểu thuyết Xung đột (1959). Nguyễn Khải viết nhiều về nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới và về cuộc sống của những người lính trong những năm chống Mĩ. Nhờ sự nhạy bén trong cách nhìn cuộc sống, sắc sảo trong bút pháp thể hiện, tác phẩm của ông thường có sức hấp dẫn rất mạnh mẽ, nhất là ở các vấn đề nhạy cảm của xã hội.
+ Tác phẩm: Vào những năm 1958-1960, ở miền Bắc có cả một "dòng chảy" của văn học hướng đến Tây Bắc. Đó là tập tùy bút Sông Đà của Nguyễn Tuân, tập truyện ngắn Bốn năm sau của Nguyễn Huy Tưởng... Đối với Nguyễn Khải, hành trình đến Tây Bắc không chỉ là sự trở về với một vùng đất oai hùng mà còn là sự ghi nhận quá trình hồi sinh của "cuộc sống vĩ đại" trên những hoang tàn đổ nát của chiến tranh, cũng là quá trình hồi sinh, thay đổi của những số phận hẩm hiu, bất hạnh trong điều kiện xã hội mới. Với sự định hướng về một vấn đề đạo đức xã hội như vậy, trong truyện ngắn Mùa lạc (in trong tập truyện cùng tên vào năm 1960). Nguyễn Khải đã tập trung miêu tả nhân vật Đào trước tác động của một hoàn cảnh có tính nhân đạo, trong sự vươn lên của một cá nhân ý thức sâu sắc về giá trị của cuộc đời.
2. Phân tích nhân vật Đào
a) Đào trước khi lên Điện Biên
Đào là một số phận chịu nhiều tai ương, bất hạnh của cuộc đời, chịu kiếp hồng nhan vất vả. Đào quê ở Hưng Yên. Chị vốn là một người phụ nữ lao đọng nghèo khổ, phải vất vả kiếm sống; gia đình gặp nhiều bất hạnh: lấy chồng từ năm 17 tuổi, chồng cờ bạc, nợ nần, bỏ đi rồi trở về thì ốm chết, mấy tháng sau đứa con trai hai tuổi cũng chết. Đào trở thành người bơ vơ không nơi nương tựa. Từ ngày ấy, Đào gồng gánh buôn bán ngược xuôi, có mặt trên mọi nẻo đường cơm áo, "tối đâu là nhà, ngã đâu là giường"', cũng có lúc Đào tủi phận chán đời định tự tử "nhưng vì đời còn dài nên phải sống". Tháng ngày qua đi những nỗi vất vả cực nhọc của cuộc sông đã để lại ở Đào những dấu vết khắc nghiệt: "Mái tóc óng mượt ngày xưa qua năm tháng đã khô lại, đỏ như chết... soi gương thấy gò má càng cao, tàn hương nổi càng nhiều". Ngay cả tính tình cũng đổi khác: "Chị sống táo bạo và liều lĩnh, ghen tị với mọi người và hờn giận cho thăn mình". Có điều Nguyễn Khải miêu tả Đào đáo để, ghê gớm nhưng cũng có lúc ông lại giúp người đọc nhận thấy đây không phải là biểu hiện của một tâm hồn độc địa xấu xa mà đấy chỉ là thứ "vũ khí tự vệ", là kết cục tất yếu của những nảm tháng vất vả mà Đào đã trải qua. Đặc biệt dù bị cuộc đời xô đẩy một cách nghiệt ngã nhưng Đào vẫn khao khát một cuộc sông hạnh phúc. Trên con đường nay đây mai đó có những ngày Đào ốm đau "Phải nằm nhờ nhà người quen, bưng bát cơm nóng nhìn ngọn đèn dầu lại sực nhớ trước đây mình cũng có một gia đình, một đứa con, sớm lo việc sớm, tối lo việc tối". Như vậy, tính cách của Đào không hề đơn điệu, một chiều mà lại rất đa dạng, phức tạp mà vẫn thống nhất: bên ngoài có vẻ táo bạo liều lĩnh, bất cần, không hi vọng gì vào tương lai nhưng trong sâu xa tâm hồn vẫn có bao nhiêu mong ước về một cuộc sống yên ấm như những phụ nữ bình thường khác.
b) Đào trên nông trường Điện Biên
+ Lẫn trong dòng người lên Tây Bắc, Đào tìm đến nông trường Điện Biên, trước hết không phải là để xây dựng lại mảnh đất đã bị băm nát bởi mưa bom, bão đạn của chiến tranh mà chỉ đơn thuần với cái tâm lí "con chim nào cũng mỏi cánh, con ngựa chạy mãi cũng chồn chân, nó tỉm một nơi hẻo lánh nào đó, thật xa "những nơi quen thuộc để quên đi cuộc đời đã qua, còn những ngày sắp tới ra sao chị cũng không rõ".
+ Những ngày đầu trên nông trường Điện Biên, dấu ấn của những năm tháng cũ vân còn in đậm trong đào. Nguyễn Khải đã khắc họa đậm nét dấu ấn ấy để tạo nên một nhân vật Đào có những nét cá biệt "gặp một lần có thể nhớ mãi", về ngoại hình nhân vật, tác giả chú ý đến những nét thô và xấu của một người phụ nữ đã quá lứa, lỡ thì: "gò má đầy tàn hương...", "những nét thiếu hài hòa trên mặt càng trở nên thô, càng đỏng đảnh", "cặp chăn ngắn, khỏe... hai bàn tay có những ngón rất to", "thân người sồ sề", những đặc điểm của một người phụ nữ xốc vác, vất vả. Tuy nhiên, nhân vật Đào còn có những nét ngoại hình rất đáng chú ý khác như: đôi mắt "hẹp và dài đưa đi dưa lại rất nhanh", "hàm răng khểnh của người luôn luôn ưa đùa cợt", biểu hiện của tính cách lanh lợi. Đào thành thạo trong công việc và cũng là con người của ý chí, của nghị lực. Dù đã rất mệt vì làm chung một máy tuốt với Huân, một thanh niên rất khỏe mạnh, dẻo dai nhưng Đậo nhất định không chịu thua kém, đôi mắt "vẫn ánh lên thách thức". Ẩn sau vẻ bề ngoài của một người đàn bà quá lứa, Đào có một trí tuệ thông minh, một khả năng đối đáp linh hoạt, sắc bén mà không phải bất kì ai cũng có. Từ nhỏ, Đào đã biết chữ và thuộc nằm lòng nhiều câu ca dao, tục ngữ, nhiều bài hát ví... Trong cuộc sống, nhất là trong đối thoại, chị vận dụng chúng một cách rất tự nhiên. Khi cần vui vẻ, Đào có thể đùa một cách tinh nghịch: "Mỗi năm một tuổi, cái tuổi nó đuổi xuân đi", hoặc: "Nồi nào úp vung ấy, em đã có bố cháu ở dưới xuôi rồi". Nhưng khi cần phản ứng quyết liệt trước sự đùa cợt quá trớn của anh em (gán ghép Đào với Huân, người đẹp trai nhất đội sản xuất) thì những lời lẽ của Đào cũng trở nên đanh đá chua ngoa: "Huê thơm bán một đồng mười - Huê tàn nhị rữa giá đôi lạng vàng. Giá đôi lạng vàng chứ chưa vị tất đã bán đâu". Nhưng qua một vài nét ngoại hình, miêu tả vài hành động và tái hiện đôi ba lời nói của nhân vật, Nguyễn Khải không những đã tạo được một ấn tượng khó quên về nhân vật Đào, một người có tính cách và số phận không đơn giản mà còn làm nổi rõ chị là một người trải đời, có những khát vọng sống chân chính. Miêu tả những khía cạnh trên, nhà văn không chỉ nhằm mục đích khắc họa cá tính độc đáo của nhân vật mà còn làm sáng tỏ hơn quá trình biến đổi tính cách và sô' phận của Đào.
+ Khi làm cùng đội sản xuất với Huân, một người ít tuổi và chưa từng trải nhưng biết cảm thông với chị, mặc dù biết Huân đã có người yêu, nhưng khi "Nhìn đôi cánh tay cuồn cuộn những thớ thịt cháy nắng đỏ rực của Huân thoang thoáng bên cạnh, chị lại bừng bừng thèm muốn một cảnh gia đình hạnh phúc, lại hi vọng cuộc đời mình chưa phải đã tắt hẳn, một cái gì chưa rõ nét lắm nhưng đầm ấm hơn, tươi sáng hơn những ngày đã qua cứ lấp lóe ở phía trước. Có thể đấy là cuộc đời còn lại của chị chăngỊ".
+ Tiếp đó, như một kết quả tất yếu của cuộc sống lao động mới trong tập thể những người rất giàu tình yêu thương và sực cảm thông, Đào đã có được hạnh phúc của đời mình. Nhà văn đã rất thành công khi miêu tả tâm lí nhân vật Đào lúc chị nhận được bức thư ngỏ lời cầu hôn của Dịu, anh trung đội trưởng góa vợ. Mới đầu, Đào giận vì mặc cảm "người ta coi thường chị đến thế ư?". Nhưng rồi "những dòng chữ trong bức thư xa lạ cứ như tiếng nhạc ngân vang mãi" trong lòng, thức tỉnh nỗi khát khao hạnh phúc trong chị. Đào muốn chia sẻ niềm vui của mình với mọi người và chị đã tâm sự thật chân thành với Huân xung quanh lời cầu hôn của Dịu. Ở đây có thể thấy chị Đào khác hẳn thường ngày từ giọng nói nhỏ nhẹ, cách xưng hô khiêm nhường (xưng bằng em) cho đến những suy nghĩ về tương lai, cả những lo toan về sự đối xử với con riêng của chồng. Có thể nói, đến lúc ấy Đào mới được sông thật với con người của mình, với những khao khát bình thường của một người phụ nữ: "Chẳng ai ở vậy suốt đời, chẳng ai muốn đi vất vưởng mà ai cũng muốn có một quê hương".
+ Từ cảm nhận về hạnh phúc đang tới, một niềm vui ấm áp tràn ngập tâm hồn Đào và biểu hiện trong cách nhìn, trong thái độ của Đào đối với mọi người, với cuộc sống xung quanh. Đó là câu hát "véo von" của Đào về ngọn gió, là câu trả lời của Đào với Lâm: "Về là về cửa về nhà một trăm năm nữa mới đà về quê", là phản ứng khác hẳn của Đào trước sự đùa cợt, trêu chọc của mọi người: "Phải như mọi khi, Đào đã bật lên, tìm một câu thật chua cay để đáp lại... nhưng hôm nay, chị sẵn sàng tha thứ cho mọi câu đùa tinh nghịch khác. Cái mảnh đất này, cái khoảng trời này dối với chị đã quen thuộc và thăn thiết biết bao!" Có thể nói, tới đây nhân vật Đào đã có những thay đổi cơ bản về tính cách và số phận. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới những sự thay đổi đó là sự vươn lên mạnh mẽ của ý thức cá nhân và do sự tác động toàn diện của một môi trường sống tốt đẹp. Ở trong môi trường ấy, giữa người và người đã hình thành một quan hệ mới, trong đó con người thực sự cảm thông, yêu thương nhau chân thành và luôn quan tâm, giúp đỡ lân nhau. Điều đáng nói môi trường ấy là nông trường Điện Biên, nơi trước đó mấy năm là một bãi chiến trường khốc liệt. Giờ đây, sự sống đã hồi sinh, đem lại hạnh phúc cho những số phận đã từng bị tổn thương, mất mát. Đào đã cam nhận được điều quan trọng ấy qua suy nghĩ: "Hạnh phúc mà chị đã mất đi từ 7, 8 năm nay, ai ngờ chị lại tìm thấy ở nơi mà chiến tranh đã từng xảy ra ác liệt nhất".
3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Tác giả đã đặt Đào trong những hoàn cảnh khác nhau để làm rõ sự biến đổi của tính cách và số phận của nhân vật: từ đó giúp người đọc dễ dàng nhận ra được chủ đề của truyện.
+ Thông qua những nét khắc họa về chân dung và diễn biến phức tạp của tâm lí nhân vật và nhà văn đã xây dựng được một nhân vật có nhiều chiều sâu nội tâm sinh động. Tâm lí của Đào khá phức tạp, cái bề ngoài đanh đá, ngang ngược lại khác với cái bên trong nhân ái, khao khát tình thương. Cái đặc thù tâm lí này vừa khó hiểu, vừa dễ hiểu, vừa làm người khác yêu mến vừa làm họ ngần ngại. Chị dự định lên Điện Biên, muốn ở lại nơi này nhưng có lúc lại tỏ ra ngoài vẻ thờ ơ với tất cả. Nguyễn Khải đã lí giải tâm lí nhân vật Đào bằng chính hoàn cảnh sống mà chị đã trải qua một cách khá thuyết phục.
+ Việc thay đổi liên tục bút pháp trần thuật và miêu tả của Nguyễn Khải đã góp phần không nhỏ trong việc khắc họa hoàn cảnh, tính cách, số phận của nhân vật. Chất thơ trong cảnh vật thiên rihiên, cảnh lao động, cảnh sinh hoạt của anh chị em nông trường viên đã nói lên cuộc sông trên mảnh đất còn đầy bom đạn này vẫn rất đẹp, rất đáng yêu...
+ Văn Nguyễn Khải giàu tính triết lí. Điều đáng nói là những triết lí ấy luôn là kết quả của những đoạn truyện tự sự và chỉ nhằm khái quát những điều mà nhà văn đã kể. Dĩ nhiên, do sử dụng những câu văn mang màu sắc triết lí với liều lượng vừa phải, truyện và nhân vật của Nguyễn Khải vẫn không rơi vào tình trạng minh họa, công thức, sơ lược; trái lại vẫn rất sinh động và cụ thể.
4. Ý nghĩa sự biến đổi về tính cách và số phận nhân vật Đào trong cuộc sống mới
Mùa thu hoạch lạc ở nông trường Điện Biên đã thực sự trở thành mùa của niềm vui đôl với những người như Đào, Dịu, Duệ, Huân, Lâm... Mảnh đâ't đau thương đã nở hoa, kết trái đem lại hạnh phúc cho con người. Đặc biệt, qua nhân vật Đào, Nguyễn Khải đã khẳng định: sự thay đổi số phận của những người bất hạnh không chỉ phụ thuộc vào ý thức vươn lên của chính con người ấy ma còn được quyết định bởi một hoàn cảnh có tính nhân đạo; nói cách khác sự thay đổi của số phận cá nhân không tách khỏi sự thay đổi chung của cuộc đời. Ngoài những ý nghĩa trên, Mùa lạc còn được coi là một lời nhắc nhở: trong cuộc sống thường nhật, chúng ta nên biết cảm thông, quan tâm, chia sẽ nhiều hơn nữa với những người chưa được may mắn, còn phải chịu cảnh bất hạnh xung quanh.