Từ tác phẩm số phận con người của nhà văn Sô-lô-khốp, nghĩ về nghị lực và tuổi trẻ

Chiến tranh đi qua để lại những mất mát không gì bù đắp được. Không có một nghị lực phi thường con người khó có thể vượt qua. Những nhân vật trong truyện ngắn “Số phận con người” của Sô-lô-khôp là tấm gương cho nghị lực vượt qua nỗi đau sau chiến tranh. Không ồn ào, câu chuyện kể về cuộc đời của một chiến sĩ Nga Xô Viết Xô-cô-lốp trở về sau chiến tranh không với mất mát không gì bù đắp nổi nhưng đã vượt lên tất cả để sống và thương yêu. Từ cuộc sống của chính anh, người đọc rút ra bài học quí báu về nghị lực. Điều này thực sự cần thiết và có ý nghĩa đối với những người trẻ tuổi.

“Số phận con người”, là câu chuyện kể về anh lính Hồng quân mang tên Xô-cô-lốp. Cuộc đời anh là một chuỗi những mất mát không gì có thể bù đắp nổi. Những năm nội chiến, anh tham gia Hồng quân. Năm 1922, mất mát đầu tiên đến với anh khi cả nhà bị chết vì nạn đói, chỉ mình anh đi làm thuê cho cu-lắc nên sống sót. Xô-cô-lốp làm đủ nghề để sinh sống, anh lấy vợ, dần dần xây dựng được một gia đình hạnh phúc, có vợ hiền và ba đứa con xinh xắn. Mọi thứ tưởng như cứ thế bình lặng trôi cho đến khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ. Xô-cô-lốp từ giã vợ con để ra mặt trận. Anh bị bắt làm tù binh của phát xít, phải chịu biết bao sự hành hạ tra tấn dã man của kẻ thù. Đến khi trôn về đơn vị một thời gian thì anh nhận được tin đau đớn: một trái bom của máy bay phát xít đã chôn vùi tất cả nhà cửa cùng với vợ anh và hai đứa con gái. Còn nỗi đau nào lớn hơn thế? Cuộc sống tưởng chừng đã có thể công bằng hơn khi nhen nhóm lại trong anh hi vọng vào cuộc sống về người con trai duy nhất còn lại nay đã là một đại úy pháo binh. Xô-cô-lốp đã có thể tưởng tượng ra ngày cha con gặp nhau trên đường tiến quân về thành phố Béc-lin, tưởng tượng ra được hạnh phúc của người cha được ôm vào trong lòng giọt máu cuối cùng, niềm hi vọng cũng là niềm tự hào, động lực sống cuối cùng. Anh chờ đợi và khát khao giây phút ấy. Nhưng nghiệt ngã thay, ngày anh mong mỏi được gặp lại con cũng là ngày anh nhận được tin báo về sự hi sinh anh dũng của người con trai. Người con trai đã hi sinh đúng vào ngày mồng chín tháng năm, ngày chiến thắng. Mọi hi vọng, mọi nguồn sống, mọi người thân, lần lượt rời xa anh. Chuỗi đau khổ mất mát đến tận cùng có thể quật ngã con người mãi mãi. Và thực tê ấy đã xảy ra không chỉ với một người. Mọi liều thuốc tinh thần có thể để cho anh bấu víu lần lượt tuột mất khỏi tay. Đau khổ tưởng chừng đến gục ngã trước cái chết của vợ con lại được nhen nhóm lại trong người con trai còn sống sót và đang chiến đấu như ông. Và khi người con trai ây cũng' không còn nữa thì tất cả chỉ là nỗi tuyệt vọng. “Tôi đã chốn trên đất người, đất Đức, niềm vui sướng và hiềm hi vọng cuối cùng của tôi; đại đội pháo đã nổ súng vĩnh biệt tiễn người chỉ huy của họ về nơi an nghỉ cuối cùng; trong người tôi như có cái gì đó vỡ tung ra... Tôi trở về đơn vị cũ như người mất hồn (...) về đâu bây giờ? “. Sức chịu đựng của con người chỉ có thể đến một giới hạn nhất định. Với Xô-cô-lốp, ta tưởng rằng giới hạn đó đã tới mức đỉnh điểm, không ai có thể đau khổ và mất mát nhiều hơn anh và anh cũng không thể đau khổ mất mát hơn được nữa. Người ta tưởng rằng sau đó Xô-cô-lốp đã không thể nào có thể gượng dậy được. Sự thực là dã có lúc điều đó xảy đến với Xô-cô-lốp. Chút nghị lực còn lại chỉ đủ để cho anh sống qua ngày, không niềm vui, không mục đích. sống chỉ như một sự tồn tại vì con người ta không thể tự dưng mà chết đi được. Thời gian biểu thường ngày của anh là sự lặp lại của chuỗi những ngày tháng vô nghĩa: “Thường cứ chạy xe xong trở về thành phố, việc đầu tiên, cũng dễ hiểu thôi, là tôi vào tiệm giải khát, nhấm nháp chút gì dó và tất nhiên có uống một li rượu lủ người. Phải nói rằng tôi đã qua say mê cái món nguy hại ấy... uống rượu không phải là một niềm ham thích mà như một thói quen để có thể quên đi những đau khố trong cuộc đời. Ta bắt gặp sự tương đồng số phận của anh với một nhân vật văn học Trung Quốc đương đại sau này trong tác phẩm của Dư Hoa. Phú Quí ("Sống” - Dư Hoa), nhân vật chính của tác phẩm cũng đã từng có một gia. đình với vợ, và hai đứa con, một trai một gái. Cuộc đời tưởng chừng cứ êm đềm trôi đi đến một ngày vợ ông vì bị bệnh mà qua đời. Rồi đến vợ chồng cô con gái câm. Đứa con trai ngoan ngoãn chết vì bị người ta rút hết máu cho người nhà của một vị quan chức. Đến đứa cháu trai, niềm an ủi, niềm hạnh phúc và hi vọng cuối cùng cũng bị số phận nghiệt ngã cướp mất: Chết vì nghẹn khi ăn đậu do quá đói. Lần lượt, từng người thân rời xa ông. Chỉ còn lại Phú Quí với con trầu già. ổng gọi tên nó bằng tên gọi của tất cả những người thân trong gia đình ông như thể đang có gắng lưu giữ những hình ảnh còn lại về họ. Nhưng Phú Quí vẫn sống, sống với thế giới hoài niệm của riêng mình. Nghị lực sống phi thường được Dư Hoa nâng lên thành một triết lí sâu sắc: “Con người ta sống không chỉ vì bản thân sự sống mà còn vì những gi ngoài sự sống nữa”. Nếu như không có nghị lực để sống vì những gì ngoài sự sống, sống vì là người duy nhát không thể chết trong gia đình, sống vì ông phải là người lưu giữ lại hình ảnh về những người thân trong gia đình thì có lẽ Phú Quí đã không thể tiếp tục tồn tại. Xô-cô-lốp cũng vậy. Sau nỗi đau đớn tột cùng không thể gượng dậy vì cậu con trai hi sinh đúng vào ngày chiến thăng, nghị lực không chỉ giúp cho Xô-cô-lốp tiếp tục tồn tại mà nó còn khiến anh có thế’ mở rộng lòng mình để yêu thương, san sẻ với nỗi đau của người khác. “Không thể để mình và nó chìm nghỉm riêng rẽ như vậy được. Mình sẽ nhận nó làm con”. Cùng với quyết định ấy, một cuộc hồi sinh trong anh được bắt đầu. Tình cảm nồng nhiệt mà cậu bé Va-ni-a dành cho anh như cơn mưa tưới ướt mảnh đất tâm hồn hạn hán, mang lại sức sống cho nó. Xô-cô-lốp tìm lại được cảm giác của một người được che chở, chăm sóc cho người khác, yêu thương và được yêu thương. “Đêm đém, khi thì nhìn nó ngủ, khi thì thơm mớ tóc xù của nó, trái tim tôi đã suy kiệt, đã bị chai sạn vì đau khổ nay trở nên êm dịu hơn.”... Nghị lực đã làm cho Xô-cô-lốp có thể tiếp tục sống. Nghị lực và tình yêu thương khiến cho anh có thể mở rộng lòng mình cho một số phận bất hạnh khác. Và tình yêu thương thì lại làm cho tâm hồn anh hồi sinh. Xô-cô-lốp đang sống không phải vì “bản thân sự sống” mà đang sống vì “những gi ngoài sự sống nữa”. Tương lai đang mở ra phía trước: sống vì “cậu con trai mới” nhưng quá khứ thì vẫn không thể khép lại. "... Quả tim của tôi dã rệu rã lắm rồi, nó phải thay pít-tông thôi (...) hầu như đêm nào tôi cũng mơ thấy những người thân dã quá cố. Và lúc nào cũng thế, tôi ở bên này, sau hàng rào dây thép gai, còn vợ con thì tự do ở bên kia... Tôi nói đủ chuyện với Irina, với các con nhưng chỉ vừa mới toan lấy tay đẩy dây thép gai ra, thì vạ con lại rời bỏ tôi, cứ như là vụt tan biến mất (...) ban ngày bao giờ tôi củng trầm tĩnh dược, không hở ra một tiếng thở dài, một lời than vãn, nhưng ban đêm thức giấc thì gối dẫm nước mắt”. Mất mát không thể nguôi ngoai cũng như nỗi đau khổ không bao giờ có thể hết nhưng điều đáng quí ở Xô-cô-lôp chính là nghị lực phi thường để tạm quên đi nỗi đau của mình mà sống vì một người khác.

Đứng bên cạnh Xô-cô-lốp, Va-ni-a cũng là một số phận bất hạnh. Còn nhỏ tuổi, cậu bé đã mất mẹ. Cậu bé sống lang thang với hi vọng và niềm tin mãnh liệt một ngày nào đó tìm lại .người cha trên thực tế đã hi sinh. Được Xô-cô-lôp nhận là cha cậu bé đã xúc động đến nỗi nước mắt giàn giụa: “Con biết mà. Con biết bố thế nào củng tìm thấy con mà! Con chờ mãi mong được gặp bô”. Nghị lực sống tiềm tàng như một thứ bản năng trong những con người Nga Xô Viết kiên cường. Nó đã được đền đáp xứng đáng. Trở thành con củạ Xô-cô-lôp, cậu bé gắn bó với anh như hình với bóng. Hai số phận bất hạnh đã tìm đến nhau, mở rộng lòng mình để yêu thương nhau, để xoa dịu những vết thương đang ngày đêm làm họ nhức nhôi. “Hai con người cói cút, hai hạt cát bị sức mạnh phủ phàng của bão tổ chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ... Cái gì đang chờ họ ở phía trước? Thiết nghĩ rằng con người Nga đó - con người có ý chí kiên cường, sẽ dứng vững và sống bên cạnh bố, chú bé kia một khi dã lớn lên sẽ có thể đương đầu với mọi thử thách, sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên dường, nếu như Tổ quốc kêu gọi.”...

Câu chuyện vừa là một bản bi ca về số phận con người lại vừa là một bản anh hùng ca về nghị lực phi thường vượt lên trên hoàn cảnh và số phận. Nó để lại trong lòng mỗi chúng ta‘ sự đồng cảm, xót thương nhưng nhiều hơn cả vẫn là sự khâm phục, trân trọng; mang đến cho mỗi chúng ta, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ suy nghĩ về nghị lực trong cuộc sống. Cuộc sống luôn đầy rẫy những khó khăn, thử thách. Có những nỗi đau sẽ vẫn là nỗi đau nếu như con người khôn thể tự thoát ra khỏi chúng nhưng nhờ có nó mà con người trưởng thành hơn lên. Cuộc sống chính là môi trường tốt nhất để con người tự rèn luyện. Nếu như bản thân mỗi người không tự rèn luyện cho mình có một nghị lực, một sức mạnh tiềm tàng thì sẽ khó có thể đương đầu với tất cả những khó khăn phía trước. Điều này, đáng suy nghĩ thật nhất đối với những người trẻ tuổi. Là những người đang bước vào cuộc đời, còn nhiều những bỡ ngỡ, mỗi khó khăn đối với một người từng trải là bình thường thì với người chưa có kinh nghiệm trong cuộc sô’ng có thể trở nên vô cùng phức tạp. Nếu như không tự rèn luyện nghị lực cho mình thì người đó sẽ dễ dàng bị gục ngã và có thế’ không bao giờ có thê’ gượng dậy được nữa. Ta nhớ đến tấm gương của một người thầy giáo tật nguyền mang tên Nguyễn Ngọc Kí. Tạo hoá đã tỏ ra bất công khi trao cho ông một thân thế’ không toàn vẹn. Khát khao đi học để trở thành người có ích nhưng đôi tay lại bị tật nguyền, bằng nghị lực, ông đã không chỉ vượt qua mặc cảm tự ti về chính bản thân mình, mà còn vượt qua nỗi đau đởn về thế' xác cũng như những khó khăn trong suốt thời gian học tập để rèn luyện cho đôi chân có thể cầm bút, viết nên những dòng chữ run rẩy đầu tiên. Cứ thế, cố gắng, từng ngày, từng ngày một, Nguyễn Ngọc Kí không chỉ viết thành thạo mà còn có thể làm mọi việc bằng đôi chân khéo léo. Và trở thành người thầy giáo được quí trọng đã là phần thưởng xứng đáng cho con người có nghị lực phi thường. Đó sẽ là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo, đủ nghị lực để tránh xa những cám dỗ, để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, trong học tập của chính bản thân mình. Trong hoàn cảnh đất nước ngày càng phát triển, vai trò của thế hệ trẻ không chỉ là góp tay vào xây dựng đất nước mà còn phải đưa đất nước sánh vai cùng với các nước trên thế giới. Khi ấy, mỗi người trẻ tuổi không chỉ phải nỗ lực học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ học vấn mà càng cần phải hình thành và bồi dưỡng ở bản thân nghị lực lớn, trở thành người có ích cho xã hội.

“Số phận con người” là bản anh hùng ca của con người trước sự phũ phàng của số phận, bản anh hùng ca tôn vinh nghị lực phi thường vượt lên trên hoàn cảnh. Thông qua hình tượng nhân vật trung tâm Xô-cô-lôp, tác phẩm mang đến cho chúng ta bài học lớn về nghị lực trong cuộc sống. Điều này đặc biệt cỏ ý nghĩa đốì với thế hệ trẻ, những con người sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước. Có nghị lực, chúng ta sẽ có sức mạnh để vượt qua tất cả bởi “Trên đời này làm gì có con đường cùng mà chỉ có những ranh giới. Điều quan trọng là phải có đủ sức mạnh để vượt qua những ranh giới ấy” (Nguyễn Khải).

BÀI CÙNG NHÓM