Phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người chiến sĩ trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

1. MỞ BÀI

2. THÂN BÀI

+ Tính cách lãng mạn: Cảm nhận thiên nhiên, cảm nhận con người.

Dưới ngòi bút tài hoa của Quang Dũng, tính cách lãng mạn của người lính Tây Tiến đã được thể hiện nổi bật trước hết là qua cách cảm nhận của họ đối với thiên nhiên. Địa bàn hoạt động của họ là vùng biên giới Việt - Lào trùng điệp mênh mông. Cảnh vật tự nó có những nét giản dị quen thuộc, nhưng tâm hồn lãng mạn của những thanh niên thành phố dễ chú ý và nhấn mạnh, cường điệu tất cả những gì phi thường dữ dội, bí hiểm của cảnh sắc núi rừng Tây Bắc. Trước mặt họ, con đường hành quân như xa hơn, ngày càng cao hơn và núi rừng xung quanh đầy vẻ huyền bí.

Dốc lên... ngủi trời

Chiều chiều... trêu người

Như vậy mặt gian khổ của đời chiến đấu dã được tô đậm thêm, có điều những gian khổ ấy không làm cho họ sợ hãi, chùn bước, trái lại họ vẫn đủ nghị lực, kiên cường để vượt qua thử thách, vẫn có cảm giác nhẹ nhõm ngay trong canh hành quân giữa núi rừng hiểm trở:

Ngàn thước... mưa xa khơi

Tính cách lãng mạn của người lính Tây Tiến còn thể hiện qua cách cảm nhận đối với con người, hay cũng chính là việc họ tự biểu hiện những cảm xúc suy tư của chính mình. Nếu trong cuộc đời thật, đoàn quân Tây Tiến phải sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt, bệnh tật hoành hành khiến cho họ gầy yếu, xanh xao, thì qua cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng (cũng là một người lính Tây Tiến), hình ảnh những người chiến binh ấy không hề có vẻ tiều tụy, sầu thảm mà trái lại vẫn mạnh mẽ, hùng dũng và hiên ngang:

Tây Tiến đoàn binh... oai hùm

Họ ra đi chiến đấu thật thanh thản, họ chấp nhận cái chết thật nhẹ nhàng và nếu họ có ngã xuống thì cũng là trong âm hưởng tiễn biệt bi tráng của thiên nhiên, Tổ quốc:

Rải rác... khúc độc hành

+ Tính hào hoa hướng tới cái đẹp của thiên nhiên, hướng tới cái đẹp của con người.

Quang Dũng còn tập trung miêu tả tính cách hào hoa của người lính Tây Tiến. Điều đó có nghĩa là họ yêu quí và dễ xúc động trước tất cả những gì đẹp đẽ, nên thơ của thiên nhiên, của con người chiến sĩ. Dù trong những buổi hành quân mệt mỏi trong sương mờ, trong đêm tối, họ vẫn cảm nhận những bản làng quen thuộc mà họ đang đi qua chủ yếu bằng hương thơm của các loài hoa:

Sài Khao... đêm hơi

Đằng sau cái vẻ ngoài dữ dội, đầy lòng căm thù giặc, tâm hồn thơ mộng yêu thương của họ vẫn hướng về vẻ đẹp của người con gái ở thành phố quê hương:

Mắt trừng.... kiều thơm.

Đặc biệt, người lính Tây Tiến đã phát hiện và cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ và ấm áp nghĩa tình đằng sau cái vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên và con người Tây Bắc:

Doanh trại bùng lèn hội đuốc hoa... bến bờ...

Đây là một đêm liên hoan của bộ đội Tây Tiến, có đồng bào địa phương đến góp vui - niềm vui từ tiếng khèn, từ điệu nhảy, từ ước mơ giải phóng hai nước Việt, Lào. Đấy còn là vẻ đẹp mờ ảo của núi rừng Tây Bắc trong sương chiều, vẻ đẹp thiết tha, quyến luyến của hồn người trong cỏ cây. Nhìn chung, trong hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh cũng như tính cách lãng mạn, hào hoa, vừa là vẻ đẹp độc đáo của người lính Tây Tiến, vừa là phẩm chất tinh thần cần thiết giúp họ thêm sức mạnh vượt qua mọi thử thách, khó khăn.

3. KẾT LUẬN

Mặc dù có những nét độc đáo riêng, gây được ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc nhưng hình tượng của người chiến sĩ trong bài thơ Tây Tiến vẫn mang những nét bản chất chung nhất của anh bộ đội Cụ Hồ: Yêu nước, căm thù giặc, tự nguyện từ bỏ gia đình, quê hương đi chiến đấu. Họ cùng có lí tưởng chiến đấu vì độc lập, vì tự do của Tổ quốc, cùng có nghị lực kiên cường vượt qua mọi gian khổ, hi sinh. Điều đó làm cho họ có những nét gần gũi với tất cả những bài thơ viết về người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

BÀI CÙNG NHÓM