Tình trạng ô nhiễm môi trường sống và trách nhiệm của người dân

Vấn đề ô nhiễm môi trường sống đã và đang là một vấn đề nổi cộm, có tính chất toàn cầu. Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường đang ở mức trầm trọng. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nằm trong danh sách 6 thành phố ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới. Với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt trên 8%, Vjệt Nam đang đôi mặt với một hiểm hoạ ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Do tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá nhanh chóng, ô nhiễm môi trường tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành một vấn đề trọng điểm của quốc gia.

Tác nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường chủ yếu là do con người. Bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết, kém ý thức, hàng ngày con người đang vô tình tiếp tay hoặc thực hiện những hành động gây hại cho chính môi trường sống của mình.

Theo một nghiên cứu về các chỉ số môi trường ổn định do Trường Đại học Yale (Mỹ) thực hiện trong năm 2006, Việt Nam đứng thứ hạng thấp nhất trong số 8 nước Đông Nam Á. Báo cáo về thay đổi khí hậu của Ngân hàng Thế giới trong năm 2007 cũng cho thấy Việt Nam là một trong hai quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất của tình trạng băng tan. Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng, Việt Nam sẽ mất 17% sản lượng nông nghiệp. Các chuyên gia dự báo khu kinh tế Dung Quất tại Việt Nam có thế thấp hơn mực nước biển. 70% chất thải khí từ phương tiện giao thông. Các chuyên gia môi trường đã nhấn mạnh rằng sự sống và đời sống của con người sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự biến đổi môi trường toàn cầu. Trong thế kỷ tới, 1.8 tỉ người sẽ phải sống trong các khu vực khan hiếm nước và 2/3 trong số họ sẽ thiếu nước sạch. Khoảng 16.000 loài sẽ có nguy cơ tuyệt chủng.

Theo bà Nguyễn Ngọc Lý - tư vấn phát triển bền vững cao cấp của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Hà Nội, VN đang có tình trạng ô nhiễm môi trường báo động, mặc dù đã xây dựng một khuôn khổ pháp lý cho công tác bảo vệ môi trường khi ban hành Luật Bảo vệ môi trường trong năm 1994. VN cũng đã phát triển Chiến lược bảo vệ môi trường cho giai đoạn 2001-2010. Đó là một trong tám mục tiêu phát triển thiên niên kỷ cần phải hoàn thành đến năm 2015. Quá trình phát triển nhanh chóng đã làm tăng các hoạt động xây dựng và đô thị hoá trên diện rộng, đặc biệt ở các khu đô thị. Các công trình xây dựng và nâng cấp nhà cửa, cầu đường đang diễn ra khắp mọi nơi, làm cho tình trạng bụi bặm càng trở nên trầm trọng. Theo các chuyên gia môi trường, nồng độ bụi tại các TP đô thị ngày càng tăng và vượt quá ngưỡng cho phép từ 2 đến 3 lần.

Cục Bảo vệ môi trường VN cho hay, tại các khu đô thị, 70-90% nguồn ô nhiễm là do khí thải từ các phương tiện tham gia giao thông. Các phương tiện này phát thải ra môi trường một lượng lớn carbon dioxide và các chất độc hại khác. Trước năm 1980, hơn 80-90% số dân thành thị sử dụng xẹ đạp. Hiện nay, hơn 80% số người dân sử dụng xe gắn máy. Năm 2007, Hà Nội có hơn 1,7 triệu xe máy và thành phô Hồ .Chí Minh có khoảng 3,8 triệu. Những con số này gia tăng đáng kể với tốc độ tăng trung bình 10 - 15 % năm.

Ngoài khí thải từ các phương tiện giao thông và khói từ các khu công nghiệp, chất thải và nước thải cũng là những nhân tố chính gây lên tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng. Nhiều khu công nghiệp và khu dân cư không có hệ- thông nghiền và xử lý chất thải ở mức chuẩn tối thiểu. Các chất thải không được qua xử lý bị xả ra sông, hồ xung quanh các thành phố. Các con sông như Tô Lịch, Kim Ngưu và sông Sài Gòn bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Hiện nay ớ Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại.

Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dần số gây áp lực ngày càng nặng nề dối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ớ các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ò nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng.

Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nộị và thành phố Hồ Chí Minh. Ớ các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có hệ thông xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được... là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở cậc thành phố lớn là rất nặng.

Những tuyến đường bụi bặm là hình ảnh đã trở nên quá quen thuộc với mỗi người dân Hà Nội. Nếu không có ô tô riêng thì người ta đành đối phó bằng những chiếc khẩu trang càng dầy càng tốt.

Sở Y tế Hà Nội cũng đã chính thức công bố kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng ô nhiễm môi trường tới sức khỏe người dân trên địa bàn các quận nội thành. Theo đó, có tới 72% số hộ gia đình được điều tra có người mắc bệnh do ô nhiễm không khí. Những người sông ở Hà Nội trên 10 năm có tỉ lệ mắc bệnh mãn tính về tai mũi, họng cao gấp đôi so với những người sông ở Hà Nội dưới 3 năm.

Với những dữ liệu trên đây, chúng ta có thể thấy việc bảo vệ môi trường sống là vô cùng cần thiết và cấp bách. Mỗi người dân phải tự ý thức được trách nhiệm của mình trong công tác bảo vệ môi trường.

Các nhà khoa học cho rằng có mười cách bảo vệ môi trường sống hũư hiệu nhất hiện nay:

1. Con người: Chỉ bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng có thế tái tạo lại một cách hiệu quả, chúng ta có thể biến mình thành những người bảo vệ môi trường tốt nhất.

2. Sử dụng năng lượng ánh sáng: Năng lượng ánh sáng là hăng lượng tự nhiên thừa mứa nhất trên hành tinh của chúng ta. Bằng việc sử dụng công nghệ thích hợp, con người sẽ có thừa năng lượng từ ánh sáng inặt trời để sử dụng.

3. Giữ lượng cacbon: Hút và giữ khí CO2 không thoát ra khí quyển là cách hữu hiệu làm giảm thiểu hiện tượng nóng lên của trái đất. Tuy nhiên, các công nghệ hiện nay lại qua chú trọng vào vấn đề năng lượng.

4. Xây dựng nhà máy dây chuyền: Các nhà máy công nghiệp dùng dầu cọ để sản xuất ra chất đốt. Các nhà máy chất đốt sinh học thế hệ thứ 2 lại sử dụng chất thải nông nghiệp để sản xuất năng lượng. Hi vọng trong tương lai, các nhà máy chất đốt sinh học thê hệ thứ 3 sử dụng tảo, có thế biến ánh nắng mặt trời trở thành dầu.

5. Lọc khí thải: Các nhà máy chất đốt sinh học tảo, có thể là giải pháp trong vấn đề này. Xây dựng các nhà máy chất đốt sinh học tảo gần các trạm điện có thể lọc khí thải thông qua các bể tảo, sau đó loại bỏ khí CO2. Tảo sau đó có thể chuyển hóa thành dầu hoặc phơi khô để chế biến thành khí ethanol.

6. Thuần hóa biển: Các cơn bão lớn cần nước ấm để lớn mạnh. Các ông bơm không lồ bơm nước lạnh xuống đáy biển có thể "thuần hóa" các cơn bão bằng cách làm mát mặt nước biển. Những ống bơm này có thể trộn nước giàu dinh dưỡng với mặt biển tương đối cằn cối. Điều này thúc đẩy tảo phát triển mạnh, giúp phân hủy khí CO2 trong nước.

7. Sơn trắng: Những khu vực được sơn trắng có thể giúp khí hậu giảm nhiệt. Năm nay, vì lượng băng ở Bắc cực quá ít, đồng nghĩa với màu trắng ít đi làm trái đất nóng hơn lên.

8. Công nghệ: Một số nhà khoa học cho rằng chúng ta không cần phát triển thêm công nghệ mới bởi chúng ta đã có đủ mọi thứ để ngăn chặn sự thay đổi của khí hậu như sức gió, năng lượng mặt trời và năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, những phương pháp ứng dụng những năng lượng này cần phải sắp xếp thích hợp và ứng dụng ngay lập tức.

9. Giảm dân số: Dân số thế giới hiện nay khoảng 6,6 tỉ người đang có chiều hướng tăng cao không lường trước. Theo các chuyên gia, dân số thế giới chỉ nên dừng lại ở con số 9 tỉ người, cộng thêm với sự phát triển mạnh của công nghệ mới mong khí hậu trái đất không xấu thêm đi.

10. Phản ứng tổng hợp hạt nhân: Nguồn năng lượng không phóng xạ này gần đây đang hứa hẹn đầy triển vọng. Các chuyên gia khẳng định rằng năng lượng hạt nhân không thể bị bỏ quên được.

“Bảo vệ Môi trường là nhiệm vụ của toàn dân”. Khẩu hiệu này có thể thấy nhiều nơi. Nhưng, để biến nó thành hành động thì phụ thuộc vào mỗi người. Hãy hành động để mỗi năm không chỉ có một ngày 5/6 là Ngày Môi trường thế' giới. Mỗi ngày trôi qua, mỗi việc chúng ta làm hãy gìn giữ và bảo vệ môi trường. Bảo vệ Môi trường lù Bảo vệ chính Cuộc sống của chúng ta!

Cần thay đổi nhận thức và hành vi của chính mình trong việc giữ gìn vệ sinh chung: Không vứt rác thải bừa bãi; Nói không với thuốc lá; Tích cực tham gia các phương tiện giao thông công cộng để giảm thiểu lượng khí thải; nâng cao ý thức tiết kiệm qua việc sử dụng, tái chế lại các đồ phế thải; giữ gìn vệ sinh môi trường tại quán ăn; phân loại rác thải để tiện lợi cho việc xử lý rác...

Nhìn chung, mỗi quốc gia có một hình thức giáo dục khác nhau về ý thức bảo vệ môi trường. Việt Nam là một quôc gia có dân số đông nên cần phải nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân trong công tác bảo vệ môi trường bằng những hình thức tuyên truyền, giáo dục tích cực. Nhạc sỹ Vũ Kim Dung đã viết rằng: “Tổ quốc Việt Nam xanh mát, có sạch đẹp mãi được không, điều dó phụ thuộc hành động của bạn, chỉ thuộc vào bạn mà thôi...". Trách nhiệm bảo vệ môi trường không thuộc về riêng ai. Hãy phát huy trách nhiệm của mình và tuyên truyền cho những người khác cùng bảo vệ môi trường sống của mình.

BÀI CÙNG NHÓM