Backtin từng cho rằng: Chỉ khi lặn sâu vào những nỗi đời nhiều buồn đau, bất hạnh, nhà văn mới tìm ra "chất người trong con người", mới thắp lên được những "khát vọng được sống, được vươn lên làm người" của con người. Trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ", nhà văn Tô Hoài trước hết đã đứng ở cuối những con đường cùng mà nâng đỡ nhân vật của mình, phản ánh những nỗi bất hạnh, những niềm đớn đau của họ bằng những trang vãn thấm đầy nước mắt. Con người đẹp mà không được hưởng hạnh phúc, tự do, ấy chính là định mệnh đau xót của những Mị, những A Phủ trong thiên truyện này của tác giả. Nhưng bên cạnh đó, cũng qua hai nhân vật này, nhà văn đã bày tỏ tấm lòng nhân đạo đầy trắc ẩn đối với những nhân vật yêu mến của mình.
Truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" là kết quả chuyến đi tám tháng trong năm 1952 của Tô Hoài cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc cùng sống với đồng bào các dân tộc”. Vợ chồng A Phủ “viết về sự đổi dời của đôi vợ chồng người Hmông "từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui" từ thân phận nô lệ trở thành chủ nhân cuộc đời mới.
Giá trị hiện thực cơ bản của truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ” là sự phản ánh toàn diện sâu sắc đời sống người dân lao động bị áp bức qua hai nhân vật chính Mị và A Phủ.
Mị vốn là một cô gái H’mong xinh đẹp, nết na, Mị có tài thổi sáo, thổi lá cũng hay như thổi sáo.Cô như bông hoa rừng ngát hương làm say đắm bao chàng trai nhung chỉ vì một món nợ truyền kiếp Mị trở thành dâu gạt nợ trong nhà thống lý Pá tra. Cô bị bóc lột sức lao động tàn nhẫn trở thành con trâu con ngựa trong nhà thống lý. Thậm chí còn khổ hơn cả kiếp đời trâu, ngựa. “Vì con trâu con ngựa làm còn có lúc đêm đến nó còn được đứng nhai cỏ hoặc gãi chân chứ đời người đàn bà con gái trong nhà thống lý thì làm việc không kể ngày đêm”. Không những bị bóc lột sức lao động, Mị còn bị đánh đập hành hạ thật tàn nhẫn, ngày Tết Mị không được đi chơi còn bị A Sử trói đứng trong buồng tối.
Cùng với sự đày đọa về thể xác, Mị còn bị chà đạp về tinh thần. Bị áp bức quá nặng nề, người con gái giàu sức sống khi nào giờ đây trở thành người phụ nữ cam chịu. Dưới ngòi bút của Tô Hoài căn buồng Mị ở được miêu tả như một ngục thất nó làm Mị mất khái niệm về thời gian không gian. Mị suốt ngày lầm lũi như con ma nuôi trong xó cửa. Ở lâu trong cái khổ Mị đã quen rồi Mị tưởng mình là con trâu con ngựa trong nhà thống lý, Mị trở thành công cụ lao động biết nói mà không dám nói.
Cũng giống như Mị, A Phủ mang số phận của một nông nô miền núi.
A Phủ vốn là một chàng trai mồ côi tuy khỏe mạnh nhưng nghèo nên không lấy được vợ. A Phủ vốn là chàng trai của núi rừng tự do không chỉ khỏe chạy nhanh như ngựa mà còn có tài trồng trọt săn bắn, biết đúc lưỡi cày lưỡi cuốc bẫy hổ săn bò tót rất bạo. Chỉ vì A Phủ đánh con quan để bảo vệ cuộc vui xuân của trai bản mà anh bị bắt về đánh phạt vạ. Ả Phủ bị hành hạ một cách nhục hình cởi trần quỳ để chịu đòn, trong khi bọn thống trị ăn chơi phề phỡn. Vì nó không có tiền nộp phạt A Phủ đã bị biến thành kẻ đi ở không công với lời nguyền độc địa của thống lý Pá Tra lúc trình ma: "Đời màv đời con mày tao cùng bắt thế nếu không trả hết nợ". Cũng như Mị, A Phu bỊ cường quyền, thần quyền tước đoạt ÚI cả sức sống. Một chàng tfai như A Phủ mà tự đi đào lồ chôn cọc, tự đi lấy dây trói lấy cọc về để thống lý Pá tra trói buộc mình để đợi ngày chết khô chết héo thật đúng là nhân vật con người bị xúc phạm tính mạng con người vô cùng rẻ mạt, khi A Phủ trở thành vật thế mạng cho con bò đã bị hổ ăn thịt.
Có thể nói Mị và A Phủ là hiện thân những đau khổ của người dân miền núi trước cách mạng và qua số phận họ là bức tranh về đời sống tăm tối đến nghẹt thở của nhiều người lao động bị áp bức.
Với "Vợ chồng A Phủ" Tô Hoài còn phản ánh một hiện thực cơ bẳn nữa trong xã hội hiện thực lúc bấy giờ. Đó là sự vùng lên đấu tranh, là nguyện vọng hướng tới cách mạng của người dân lao động nghèo khổ. Qua số phận Mị và A Phủ từ khi trốn khỏi Hồng Ngài đến Phiềng Sa, nhà văn đã phản ánh quá trình đấu tranh từ tự phát đến tự giác của người dân miền núi. Lúc đầu vì bị áp bức quá nặng nề nếu không tự cứu mình thì Mị bị giết cùng A Phủ đã vùng lên đấu tranh để tự giải thoát. Lúc đầu Mị và A Phủ chạy trốn cái chết nhưng sau đó lại đến với cách mạng. Ở "Vợ chồng A Phủ" Tô Hoài còn phản ánh một hiện thực cơ bản nữa trong xã hội hiện thực lúc bấy giờ. Đó là sự vùng lên đấu tranh là nguyện vọng hướng tới Cách mạng của người dân lao động nghèo khổ.
Bên cạnh giá trị hiện thực, truyện "Vợ chồng A Phủ" còn mang giá trị nhân đạo sâu sắc.
Những nội dung cơ bản nhất làm nến giá trị nhân đạo của tác phẩm văn học đều có trong “Vợ chồng A Phủ”. Niềm thương cảm sâu sắc đối với con người, sự lên án tố cáo nhiều thế lực tàn bạo, đặc biệt là sự khẳng định ngợi ca sức sống tiềm tàng sức mạnh vùng lên giải phóng và những khát vọng chân chính của con người, sự hướng tới những giải pháp mang tinh thần nhân đạo.
Tuy nhiên giá trị nhân đạo cơ bản của tác phẩm là ở chỗ nhà văn đã phát hiện khẳng định ngợi ca sức sống tiềm tàng và sức mạnh vùng lên giải phóng của nhũng người lao động bị áp bức. Mị và A Phủ là hiện thân của sức sống tiềm tàng không gì dập tắt nổi.
ở Mị thường có hai mặt tưởng chừng như đối lập nhưng lại thống nhất trong một tính cách, một mặt bị áp bức nặng nề Mị trở nên cam chịu mặt khác ở Mị vẫn tưng bừng một khát vọng sống. Mị không phải là cây nến leo lét đợi ngày tàn lụi. Mị như bếp than hồng âm ỉ dưới lớp tro tàn chỉ đơị ngày bùng lên thành lửa ngọn.
Cô không chấp nhận cuộc sống nô lậ nên đã định tìm đến cái chết để giải thoát. Cách uống rượu của Mị chứa đựng sự phản kháng cô cứ uống ừng ực tùng bát một. Cô uống rượu mà như nuốt hờn nuốt tủi, như nén giận vào lòng như để rạo rực men say tuổi trẻ của một thời đã qua. Và trong đêm tình mùa xuân nghe tiếng sáo gọi bạn thì sức sống tiềm tàng của Mị đã vùng lên dữ dội trong cả khát vọng hạnh phúc cũng như trong tình huống bi thảm nhất.
Ngày Tết Mị không được đi chơi, bị giam trong buồng tối khi nghe tiếng sáo gọi bạn thì tiếng sáo đã làm thức tỉnh con người tâm linh trong Mị, đưa cô từ cõi quên về cõi nhớ. Mị nhớ lại thân phận làm dâu gạt nợ đắng cay và Mị nhớ cả về quá khứ tươi đẹp hạnh phúc. Nhớ lại những ngày chưa làm dâu gạt nợ trẻ trung, xinh đẹp, nết na, Mị lạí càng khao khát hạnh phúc trong hiện tại, cô muốn thoát khỏi căn buồng chật hẹp tăm tối. Mị với chiếc váy hoa chuẩn bị đi chơi, Mị thôi làm “con rùa lầm lũi nơi xó cửa”, Mị muốn làm cánh chim tung bay giữa bầu trời tự do để chào đón mùa xuân.
Việc A Sử trói Mị chỉ làm dồn lại nhựa sống mùa xuân trong Mị, mặc dù bị trói tâm hồn cô vẫn hướng theo tiếng sáo đến với cuộc chơi xuân. Mị vùng bước đi mặc dù chân tay đau không cựa được A Sử có thể giam Mị giữa ngày xuân chứ không giam được sức sống mùa xuân trong Mị
Ở A Phủ cũng tiềm tàng một sức sống sức mạnh phản kháng khi bị đánh phạt vạ trước những trận đòn dã man, A Phủ vẫn im lìm như cái tượng đá. Thái độ ấy tư thế ấy là sự chất chứa hờ 1 căm là sự bất phục, bất tuân thầm lặng nhưng quyết liệt, khi bị trói A Phủ tìm cách choát, không thoát được thì trong đôi mắt A Phủ không chỉ có giọt lệ chảy xuống gò má xạm đen mà từ đôi mắt trừng trừng ấy còn bập bùng hai ngọn lửa sống hay đóm sáng của khát vọng, hi vọng. Lúc được Mị cởi trói A Phụ khuỵu xuống vì kiệt sức nhưng sau đó lại quật sức vùng lên chạy không chỉ là chạy trốn cái chết mà còn tìm đến con đường giải phóng.
A Phủ và Mị là hiện thân của sức mạnh vùng lên giải phóng “tháo cũi sổ lồng”. Sức mạnh ấy kết tụ lại trong hành động Mị cất dây trói cứu A Phủ trong một đêm mùa đông. Lúc đầu là sự đồng cảm với người cùng cảnh ngộ sau đó là ý thức về sự giải thoát Mị cứu A Phủ đồng thời là tự cứu bản thân mình. A Phủ bị trói là hiện hình cái chết của Mị trong tương lai. Mị giải thoát cho A Phủ cũng có nghĩa là cô đã xóa đi hình ảnh cái chết của mình trong tương lai. Với hành động cứu A Phủ và tự cứu cùng một lúc Mị đã bước qua hai ngục tù cường quyền và thần quyền.
Sức sống tiềm tàng của Mị của A Phủ đã phát triển thành sức mạnh giải phóng, bếp than hồng sau bao ngày âm ỉ dưới lớp tro tàn giờ đây đã bùng lên thành lửa ngọn, ngọn lửa ấy không chỉ sưởi ấm cho cuộc đời Mị và A Phủ mà còn soi rọi ánh sáng hạnh phúc trên con đường đi tới tương lai của họ.
Là tác phẩm của nền văn học cách mạng, giá trị nhân đạo của "Vợ chồng A Phủ" được nâng lên một tầm cao so với văn học hiện thực phê phán trước đó. Nếu vãn học hiện thực phê phán trước Cách mạng chủ yếu thể hiện nhu cầu khát vọng hạnh phúc, khát vọng giải phóng con người thì văn học cách mạng còn khẳng định khả năng con người có thể thực hiện những nhu cầu những khát vọng ấy.
Nếu điểm mạnh của văn học hiện thực phê phán là ở sự mổ xẻ phân tích lý giải hiện thực thì văn học cách mạng không chỉ lý giải mà còn góp phần cải tạo hiện thực. Mị và A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài trong một đêm mùa đông giá lạnh của cuộc đời để đến với một mùa xuân mới tràn đầy hạnh phúc. Trốn khỏi Hồng Ngài tới Phiềng Sa là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Mị và A Phủ từ thân phận nô lệ họ đã trở thành chủ nhân của cuộc đời từ "thung lũng đau thương" họ đã ra tới "cánh đồng vui".
Với giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo với thành công trong việc xây dựng nhân vật để thể hiện tư tưởng nội dung tác phẩm như đã phân tích ở trên thì truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" xứng đáng nhận giải nhất về văn xuôi văn học kháng chiến chống Pháp.
Một tác phẩm văn học có giá trị là một bức tranh chân thực về đời sống và ý nghĩa thực sự của nó là góp phần nhân đạo hóa con người. Truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài là một tác phẩm như vậy.
Tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" đã từng được dựng thành phim. Từ địa hạt văn học "Vợ chồng A Phủ" đã bước sang cả lĩnh vực điện ảnh điều đó chứng tỏ ngoài giá trị văn chương tác phẩm này còn có tác dụng xã hội thiết thực nó góp phần vào việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng. Một chính sách mang tinh thần nhân đạo và cách mạng: giải phóng những người lao động bị áp bức bóc lột, giải phóng sức sống bị các thế lực tàn bạo dã man trói buộc vì hạnh phúc và sự phát triển của các đồng bào dân tộc miền núi để người miền núi cũng như người miền xuôi, người thiểu số cũng như người Kinh đều hòa nhập trong đại giai đoạn các dân tộc Việt Nam.