Thơ ca - địa hạt của sự sáng tạo, của những cái tôi cá nhân về ý tưởng thể hiện - nhưng thơ ca cũng là nơi gặp gỡ của những tư tưởng, quan điểm về nhân sinh quan, thể giới quan của các nhà thơ. Bởi vậy nên tuy cách nhau đến hai thể kỉ nhưng hai bài thơ Sông núi nước Nam (“Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt) và Phò giá về kinh (“Tụng giá hoàn kinh sư” của Trần Quang Khải) vẫn có nhiều điểm tương đồng.
Trước hểt, hai bài thơ đều được làm ở thể tứ tuyệt và có cấu trúc khá giống nhau, cùng thiên về biểu ý. Phần thứ nhất của bài thơ nêu vắn tắt tình hình thời cuộc. Phần thứ hai thể hiện tinh thần ý chí của quân và dân trong cả nước.
Trong bài thơ “Sông núi nước Nam”, tình hình thời cuộc đó là:
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?”
Bài thơ ra đời trong cuộc chiển tranh chống xâm lược nhà Tống. Phần đầu của bài thơ khẳng định chủ quyền của đất nước thông qua một lí lẽ vô cùng giản dị: “Sông núi nước Nam vua Nam ở”. Trong nguyên văn chữ Hán, tác giả đã mạnh dạn dùng chữ “để” để chỉ nhà vua nước Nam ta “Nam để”. Điều đó khẳng định sự bình quyền giữa hai dân tộc, hai vị hoàng để. Chủ quyền đất nước đã được lịch sử và trời thần khẳng định từ lâu: “Rành rành định phận ở sách trời”. Vua Tống vẫn tự xưng là “thiên tử” nên trong câu thơ của Lí Thường Kiệt, ông đã mượn đển cái uy nghiêm của “thiên thư” — “sách trời” để bảo vệ vững chắc cơ sở pháp lí cho sự tồn tại của biên giới lãnh thổ. Khẳng định chủ quyền của dân tộc, bài thơ còn phản ánh một thực tể khác: quân Tống đang âm mưu xâm lược nước ta, đang lăm le giẫm đạp lên uy nghiêm của trời đất: “lũ giặc sang xâm phạm”.
Trong bài thơ “Phò giá về kinh”, tính chất biểu ý lại nằm ở hai câu thơ đầu:
Cướp giáo giặc ở bển Chương Dương
Bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử”.
Bài thơ ra đời sau chiển thắng cuộc xâm lược lần thứ hai của quân Mông - Nguyên. Hai câu thơ đầu phồn ánh chiển thắng lẫy lừng của dân tộc trong cuộc đại chiển khốc liệt này. Trong nguyên văn chữ Hán, tác giả dùng hai từ vô cùng mạnh mẽ, đầy tự hào là “đoạt”, “cầm”. Hai động từ ẫy được đặt lên đầu câu khẳng định sức mạnh của quân dân ta đồng thời tô đậm sự thảm bại của quân thù.
Phần thứ hai của mỗi bài tiểp theo mạch cảm hứng của phần trước, thể hiện ý chí, tinh thần của quân dân trong tình hình mới.
Trong “Sông núi nước Nam” đó là tinh thần, ý chí đánh giặc quật cường:
“Cớ sao lủ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.
Câu hỏi “Cớ sao lũ giặc sang .xâm phạm?” thể hiện sự coi thường, coi khinh hành động trái lòng người, nghịch ý trời của kẻ xâm lược. Đặc biệt, câu thơ cuối cùng đã khẳng định quyểt tâm và sức mạnh quật cường của dân tộe ta trước cường bạo: “Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”. Có điều đó bởi chúng sẽ bị chặn đánh bằng sức mạnh của cả người và trời cộng gộp.
Ra đời sau những thắng lợi huy hoàng của đất nước, phần thứ hai của bài thơ “Phò giá về kinh” là lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình, đồng thời khẳng định sự bền vững muôn đời của đất nước:
“Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu”.
Sau chiển tranh, nhiệm vụ hàng đầu của một quốc gia là khôi phục lại kinh tể, ổn định lại chính trị, chấn hưng lại văn hóa. Lời thơ chính là lời tự nhủ, tự động viên “Thái bình nên gắng sức”. Làm được như vậy thì đất nước sẽ được trường tồn phát triển: “Non nước ấy ngàn thu”.
Như vậy, xét về khỉa cạnh nội dung, cả hai bài thơ đều thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyểt tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc. về hình thức, cả hai bài đều ngắn gọn, súc tích mà mạnh mẽ, cô đúc mà thâm trầm; cảm xúc hoà trong ý tưởng, được thể hiện qua ý tưởng.
Không hẹn mà gặp, hai bài thơ hai thời đại, hai tác giả, hai hoàn cảnh nhưng chung nhau một đất nước, một tâm lòng đối với giang sơn nên cũng giống nhau một ý chí, một khát vọng hòa bình xây dựng đất nước thanh bình no ấm. Sông núi nước Nam (“Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt) và Phò giá về kinh (“Tụng giá hoàn kinh sư” của Trần Quang Khải) và nhiều bài thơ cùng thi đề đất nước sau này đã tạo nên một mạch tư tưởng chú đạo xuyên suốt thơ ca Việt Nam mây mươi thê kỉ sau này: mạch cảm hứng yêu nước.