Cảm nhận về tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng

Điều đúng nhất khi đọc sách văn học là nên tìm hiểu thật kĩ về tác giả và tác phẩm cùng hoàn cảnh ra đời, diễn biến xã hội xung quanh nó. Tất cả những yếu tố đó giúp người đọc phần nào đến được với nhãn quan tác giả dùng để sáng tạo nên tác phẩm. Nhưng trong nghệ thuật nói chung và trong văn học nói riêng, còn một điều, có vẻ đúng hơn, chính là không có một nguyên tắc nào làm định tính hay định lượng cho chúng. Vì sao vậy? Vì tác phẩm, dù là hư cấu hay tả thực, đồ sộ hay giản tiện, thì một khi nó được tác giả viết nên bằng lòng chân thành chiêm nghiệm, bằng sự tôn kính đối với giá trị thể hiện, thì nó vẫn là tác phẩm đáng đọc, để từ đó, độc giả, bằng một thái độ thường thức nghiêm túc, sẽ thấy được một phần cuộc sống, một tâm hồn hay hoàn cảnh của mình trong đó.

Hơn thế nữa, độc giả sẽ được thấy cả những chiều kích tâm hồn, cuộc sống mà mình chưa từng thấy, chưa từng trải qua. Mục đích cuối cùng của tác giả. khi viết, và độc giả, khi thưởng thức, là “cái có ích”. Cái có ích đó có thể là bất cứ điều gì, bởi chăng, người ta vẫn nói không gì là không có ích, chủ yếu là gần hay xa, trước mắt hay lâu dài mà thôi.

Khi đọc Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, tôi chỉ biết tác giả là nhà văn nổi tiếng của Văn học Việt Nam, không rõ giai đoạn, không biết về xu hướng, về phong cách, cũng chỉ vì vốn không là nhà nghiên cứu, về tác phẩm, tôi khi còn bé đã được xem bộ phim truyền hình dài khoảng hơn mười tập. Ấn tượng duy nhất còn lại trong trí nhớ là một bộ phim hay về tình cảm gia đình, (chưa đủ khả năng đánh giá về diễn xuất của diễn viên). Phim hay vì màu vàng của bộ phim cứ ám ảnh tâm tư mỗi lần nghĩ đến, đó là màu lá, đó còn là màu một mái nhà xưa cũ đã không còn hợp với một xã hội đang nhộn nhạo bước vào thời kì thay da đổi thịt.

Mùa lá rụng trong vườn của phim đưa tôi đến với tác phẩm viết một cách tình cờ, nhưng những trang đầu tiên đã đủ làm tôi ngỡ ngàng khi nhớ về cái thời mình còn ngây ngô, còn tươi vui trong cái vô lo của kẻ không biết gì ngoài chuyện học hành. Nhưng cũng từ cái khoảnh khắc đáng quí đó của sự hồi tưởng, tôi đã được về với chính “căn nhà nơi góc phố” của cái thời sau giải phóng. Nếu như xem văn minh, tiện nghi hay cái hào nhoáng của cuộc sống hiện đại là đủ, không bao giờ người ta cứ đưa những hàng quán rêu phong xưa cũ làm đối tượng để sáng tạo hay đơn giản là nơi tìm về. Thế thì, căn nhà đó đã là thứ hấp lực làm tôi trở nên sướng vui như tìm lại được điều gì đó quen xưa lắm: ... Ở đây có thể nghe thấy dép lê của khách bộ hành, tiếng trục xe ba gác lăn khạc khịch, cót két bén vệ đường. Ở đây, mùa hè inh ỏi tiếng ve và lao xao vòm lá rậm gọi gió đùa. Mùa đông cảm nhận được tiếng sương rơi và hơi gió lướt của tàu lá liệng rơi trên mặt đất... ơ đây, lúc này tất cà dường như đã ôn thỏa, ngay ngắn, trật tự, không còn phải lo toan, sắp xếp hoặc bàn bạc, cũng chẳng phải tính toán nghĩ suy, hoặc đề phòng một tai biến nào đó có thế bất thình lình xảy ra...

Chủ đề chính của tác phấm là mối quan hệ gia đình truyền thống trước những biến động của xã hội thời chuyển đổi, cho đến cùng của câu chuyện, dường như lời giải xác đáng vẫn chưa được đưa ra và những trở trăn vần còn đó. Thế nhung, thông điệp được đưa ra, có lẽ là thông điệp đúng nhất và toàn diện nhất trong mọi hoàn cảnh, chính là lòng bao dung và tình yêu thương sẽ cứu rỗi tất cả mọi thứ lồi lầm, mọi toan tính nhỏ nhen, mọi ích kì cá nhân, mọi dày vò về vật chất và tinh thần.

Có lẽ không cần và không nên nói nhiều về thông điệp dường như quá cũ kĩ và có vẻ như được đề cập đến quá nhiều. Riêng đối với bản thân, để đưa ra một thông điệp có sức lay động và lan tỏa đó, không thể nào không xúc động trước hình ảnh căn nhà trong khu vườn lá rụng và sự cao vời về nhân cách của hai nhân vật, Phượng và Luận. Dẫu biết rằng bỏ qua một chi tiết, dù nhỏ, không nói đến một nhân vật, dù phụ, là điều tối kị khi nhìn nhận tác phẩm, nhưng lại là điều không thể một khi đó là truyện dài. Hơn nữa, khi không có được sự tìm hiểu về ngọn nguồn của tác giả và tác phẩm thì bản thân chì còn biết lấy cảm nhận chung nhất, và chủ quan nhất của mình để thêm một lần tìm được sự đồng cảm giữa những gì tác giả viết nên và những gì mình có thấy được.

BÀI CÙNG NHÓM