Thuyết minh về một tác phẩm văn học

Giáo dục trẻ em sáu tuổi, nhất là việc tổ chức cuộc sống cho các em ở trường học như thế nào là cả một vấn đề khoa học mà nhiều nhà sư phạm có tâm huyết trên thế giới quan tâm. Với quan niệm chỉ dẫn cho trẻ sáu tuổi không chỉ như là học sinh, mà trước hết, như con người đang phát triển, có cuộc sống đa dạng của. mình và những môi quan hệ tương ứng phức tạp với những người xung quanh, để từ đó chỉ ra rằng mỗi trẻ em có thể được nhận thức và giáo dục như một nhân cách chỉ khi ta tính đến cuộc sống thực của nó, những niềm vui sướng và đau khổ, những nhu cầu và khát vọng, những khả năng và hy vọng của trẻ đó cũng là thông điệp mà tác giả s. A. Amonasvili trong cuốn sách Chào các em muốn gửi tới bạn đọc thông qua sáu chương gồm hơn ba trăm năm mươi trang (bản dịch của PGS.TS. Vũ Nho).

Là Giáo sư, Tiến sĩ Tâm lí học, tác giả s. A. Amonasvili quan tâm đến hầu như tất cả các động thái, hành vi và những biểu hiện tâm sinh lý của trẻ em sáu tuổi để hướng đến mục đích tổ chức cuộc sống cửa các em ở trường học. s. A. Amonasvili không bắt đầu với các em từ ngày khai giảng, mà bắt đầu từ Ngày hôm trước (31 tháng 8) - đúng như tiêu đề của Chương một của cuốn sách với nội dung mô tả không khí nhộn nhịp, tinh thần háo hức của các em ngày mai được đến trường; cuộc làm quen gián tiếp (khi người giáo viên đem hồ sơ riêng của học sinh về nhà); gửi thư chúc mừng đến từng em và yêu cầu ở cuối thư: Hãy lấy bút chì màu và giấy và hãy vẽ người thầy giáo đầu tiên của mình,- đúng như em đã hình dung về thầy, đồng thời tính toán số lượng giờ học, bài học sắp tới cho cả năm học, cho cả thời gian học cấp một, tính toán thậm chí đến từng phút tiếp xúc với trẻ em để cố gắng không đánh mất trên đường một giây nào, sau khi không gieo nó lên cánh đồng sư phạm ươm giống đã được cày bừa kỹ.

Chương hai của cuốn sách có tên Khi tôi còn bé (ngày thứ nhất) tác giả đề cập nhiều phương diện giáo dục đan xen và hòa nhuyễn trong một ngày của học sinh tại lớp học mà trước hết là quan niệm về con người - con người từ tương lai khi tác giả nghĩ: nếu tôi biểu lộ tình yêu thật sự của mình với trẻ em, thì nhất định tôi tiến hành điều đó trong hình thức tốt nhất. Với niềm tin và phương châm như vậy, tác giả xác định trường học là của em - sự bình đẳng về quyền được phát triển như thế nào; quan tâm đến những trò tinh nghịch - nguồn cung cấp thức ăn cho các tư tưởng giáo dục tiến lên xa hơn và tại _sao lại cho rằng: có thể trừng phạt những đứa trẻ tinh nghịch, nhưng thật ra cần phải khích lệ (tr. 42); cách thức nâng niu từng chút tâm hồn trẻ thơ cũng như cẩn trọng hướng dẫn các em từng bậc thang của sự trưởng thành... Tuy nhiên, công việc giáo dục không phải bao giờ cũng chỉ gặp những thuận lợi, nhất là khi có những biểu hiện hành vi của học sinh không diễn ra theo dự doán thì nhà sư phạm phải ứng biến ra sao, v.v...

Dù thế nào, việc gây được hứng thú vẫn là vấn đề cốt lõi của giờ dạy học, hay nói một cách bóng bẩy như tiêu đề của Chương ba là: Momut (vị chúa củạ tiếng cười) đối mặt với Morophây (vị chúa của buồn ngủ) trong giờ học, tác giả cuô'n sách trình bày khá tỉ mỉ việc cảm nhận niềm vui nhận thức bộc lộ trên từng nét mặt, cũng như niềm thú vị và hạnh phúc của người thầy giáo khi nhìn thấy học sinh đang suy nghĩ. Không khuôn cứng trong quy định của chương trình, người thầy trong cuốn sách dã sáng tạo ra cách phân định tiết học thành từng phần nhỏ, thiết kế những hoạt động “chuyển tiếp” trong giờ ra chơi, tổ chức cho học sinh thực hành ngôn ngữ trong giao tiếp... Chương bốn (Ngày hội sách học vần)Chương năm (Bản tổng phổ một ngày học) tác giả đề xuât nguyên tắc soạn sách giáo khoa cho trẻ 6 tuổi (cuốn thứ nhất đưa trẻ vào thế giới hoạt động ngôn ngữ; cuốn thứ hai: thế giới bí ẩn của việc đọc; cuốn thứ ba và bôn phát triển hứng thú đọc) hay xác định chủ đề chính của bản giao hưởng sư phạm, (điều kiện cho cuộc sống phát triển của trẻ chuyển động nhanh chóng và hấp dẫn)... được tác giả xem như những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả dạy học. Tiếp tục mạch các chương trước, trong Chương sáu (Nhân cách) tác giả khái quát công việc giáo dục trẻ sáu tuổi bằng mười câu hỏi cần trả lời có thể và mười câu hỏi cần trả lời không nên và kết luận: Cần phải yêu mến các em bằng tất cả trái tim và để có thể yêu các em như thể cần phải học tập ở các em cách biểu lộ tình yêu, đó như thế nào. Mỗi một ngày đến trường, mồi bài học cần phải được nhà sư phạm hiểu như là món quà tặng trẻ em. Mỗi một sự tiếp xúc của em bé với thầy giáo của mình cần phải có được niềm vui sướng và lạc quan (tr. 349). Thực hiện được công việc thiêng liêng đó, theo tác giả, giáo viên là người có được khả năng và quyền trở thành bất tử nếu như người đó có thể gieo cái mầm tốt đẹp của tâm hồn mình vào tâm hồn học sinh và làm cho trái, tim các em nhạy cảm với mọi mối quan tâm của con người. Người giáo viên chân chính không bao giờ chết vì họ đã hóa thân vào hàng nghìn chàng trai và cô gái, biến thành nhân cách của họ, thành những con người có mục đích cao quý, có trái tim rực cháy của Đankô (tr. 24).

Đúng như ý kiến trong Lời tựa của A. V. Petrovski - Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học giáo dục Liên Xô, cuốn sách của s. A. Amonasvili khác thường ở chỗ không thể xác định được thể loại, nó được thể hiện thông qua cách mô tả hoạt động của thầy giáo với đối tượng trẻ sáu tuổi một cách giản dị, sinh động và sâu sắc. Độc giả Việt Nam có thể thấy tư tưởng c.ủa tác giả s. A. Amonasvili gần gũi, dễ chia sẻ... một phần cũng nhờ ở khả năng chuyển ngữ linh hoạt, mềm mại bởi sở trường kiến thức chuyên môn về phương pháp dạy học của nhà văn - dịch giả Vũ Nho.

BÀI CÙNG NHÓM