“Thơ... thơ” (Trần Đình Sử - Những thế giới nghệ thuật thơ). Anh (chị) hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy phân tích trong thế đối sánh “Thu vịnh” của Nguyễn Khuyến và “Thơ duyên” của Xuân Diệu để làm sáng tỏ nhận định trên

Đề bài:

“Thơ lãng mạn trong thơ Mới đúng là cuộc cách mạng trong thơ ca làm thay đổi hẳn nhãn quan thơ, cách cảm thụ thơ và tiêu chuẩn đánh giá thơ” (Trần Đình Sử - Những thế giới nghệ thuật thơ).

Anh (chị) hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy phân tích trong thế đối sánh “Thu vịnh” của Nguyễn Khuyến và “Thơ duyên” của Xuân Diệu để làm sáng tỏ nhận dịnh trên.

Bài làm:

Trong “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh đã từng nhận định: “Chưa có bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên và thiết tha rạo rực băn khoăn như Xuân Diệu...”. Quả thực, sự ra đời của phong trào thơ Mới với hàng loạt những cách tân mới mẻ đã khiến cho người ta bắt đầu phải có những suy nghĩ mới về thơ: “Thơ lãng mạn trong thơ Mới đúng là cuộc cách mạng trong thơ ca làm thay đổi hẳn nhãn quan thơ, cách cảm thụ thơ và tiêu chuẩn đánh giá thơ” (Trần Đình Sử - Những thế giới nghệ thuật thơ). Tìm hiểu “Thu vịnh” của Nguyễn Khuyến và “Thơ duyên” của Xuân Diệu ta sẽ hiểu rõ hơn về nhận định này.

Lãng mạn là một khuynh hướng thẩm mĩ hướng tới những điều mà con người mơ ước. Trong thơ lãng mạn, người nghệ sĩ lấy việc khẳng định cái Tôi cá nhân làm nguồn cam hứng cho sáng tạo. Thơ lãng mạn trong thơ Mới cũng không nằm ngoài những đặc trưng ấy. Thơ lãng mạn trong thơ Mới giải phóng trí tưởng tượng và tình cảm, cảm xúc của con người ra khỏi sự trói buộc của lí trí, hướng tới việc đề cao cái Tôi cá nhân một cách tuyệt đối. Trong khi nền văn học trung đại trước đó cái Tôi hòa lẫn vào trong cái Ta, lấy cái Ta làm hạt nhân trong cảm nhận và phản ánh thì đó là một cuộc cách tân lớn. Thơ lãng mạn trong thơ Mới ra đời đem đến cho văn học một thế giới quan, nhân sinh quan mới mẻ, một cách nhìn, cách cảm nhận mới về cuộc sống. Nó phá vỡ tính quy phạm vốn có của thơ văn trung dại. Sự ra đời đó là kết quả của cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, một cuộc đấu tranh không hề dễ dàng. Đã có rất nhiều cuộc tranh luận xung quanh chủ đề này diễn ra nhưng có một sự thật không thể phủ nhận là cái Tôi cá nhân của con người khát khao giải phóng và cần được giải phóng. Con người cần phải sống không chỉ bởi những lễ giáo phong kiến, những quy tắc nghiêm ngặt mà còn sống cho chính mình. Bởi vậy, sự ra đời của thơ lãng mạn thực sự là một “cuộc cách mạng lớn” “làm thay đổi hẳn nhãn quan thơ, cách cảm thụ thơ và tiêu chuẩn đánh giá thơ”. Có thể nói, những cách tân mà thơ lãng mạn trong thơ Mới mang đến là một cuộc cách tân mang tính toàn diện. Nó bắt đầu từ tư tưởng, từ suy nghĩ, cách nhìn thế giới. Nó ảnh hưởng và làm thay đổi cách người ta tiếp nhận, hiểu và tiếp thu thơ theo một cách mới. Chính vì vậy mà tiêu chuẩn để đánh giá giá trị của thơ ca cũng có nhiều thay đối. Từ chỗ nhìn con người, cảnh vật gò bó trong những quy tắc, quy phạm, những tiêu chuẩn về niêm, luật, đối, ước lệ, tượng trưng... Bởi vậy, sẽ không có gì là lạ khi ta bắt gặp ở rất nhiều bài thơ trung đại hình ảnh mùa xuân với oanh vàng, liễu biếc, màu thu với chiếc lá ngô đồng rụng, người đẹp thì “mặt hoa da phân”, tứ quý là tùng, cúc, trúc, mai.. Chỉ có những tác phẩm đạt được điều đó mới là một tác phẩm được đánh giá cao. Nhưng từ khi thơ Mới ra đời, người ta bắt đầu thây xuất hiện đó thiên nhiên và con người với vẻ đẹp tự nhiên vốn có của nó, con người trở thành chuẩn mực cho những vẻ đẹp của thiên nhiên. Thơ được cách tân từ cách gieo vần, điệu, sử dụng ngôn ngữ... đến cả việc hình thành các thể thơ mói lạ, độc đáo. ở đó, cái Tôi cá nhân được giải phóng thỏa sức bay bống và bộc lộ mình. Thay đổi trong sáng tác dần tới sự thay đổi trong tiếp nhận. Không quá chú ý tới những qui tắc của thơ, cái làm người đọc quan tâm là những suy nghĩ, tình cảm của người nghệ sĩ thể hiện trong tác phẩm. Thơ lãng mạn tuy vẫn chứa tư tưởng thoát li, trốn vào thiên nhiên, tình yêu, tôn giáo nhưng nó là tiếng nói tình cảm thành thực, là tiếng nói giải phóng con người. Và như thế, thơ Mới đã tự khẳng định mình, chiếm một vị trí nhát định trong lịch sử văn học Việt Nam cũng như trong lòng bạn đọc.

Sự ra đời của thơ Mới mang lại cho nền văn học Việt Nam hàng loạt các nhà thơ lãng mạn tiêu biểu như Xuân Diệu, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử... Trong đó Xuân Diệu nổi lên khác lạ với một phong cách rất Tây, mới Lạ nhưng vẫn không tách rời văn hóa phương Đông, văn học Việt Nam. Có thể thấy điều đó trong “Thơ duyên”. Đặt bài thơ trong thế đối sánh với “Thu vịnh” của Nguyễn Khuyến ta sẽ hiểu rõ hơn về “cuộc cách mạng làm thay đổi hẳn nhãn quan, cách cảm thụ và tiêu chuẩn đánh giá thơ” của thơ lãng mạn trong thơ Mới.

Cả hai bài thơ đều viết về đề tài mùa thu ở xứ Bắc Việt Nam với những trời thu, cây thu, hoa thu và con người trong bức tranh mùa thu ấy. Tuy vậy, dưới con mất của mỗi nhà thơ, mỗi mùa thu mang một vẻ đẹp, một hồn thu khác nhau, ớ “Thu vịnh” ta bắt gặp một cái nhìn thiên nhiên cảnh vật rất tĩnh - dù đó là miêu tả cái động nhưng cũng là để nổi bật cái tĩnh. Bằng bút pháp chấm phá, câu thơ dựng lên những đường nét cơ bản của mùa thu:

“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu”

Cảnh thu được nhìn và miêu tả từ xa lại gần và bắt đầu từ trời thu rồi đến “cần trúc lơ phơ” của mùa thu. Không khí thu dường như thật trong mà cũng thật tĩnh qua những tính từ miêu tả có sức gợi sâu sắc: không gian đất trời rộng rãi và bầu trời thì cao lồng lộng, ớ đó có nước trông như khói phủ, có bóng trăng lọt qua song nhưng cũng gợi một tâm hồn đang buông thả cảm xúc, để đón nhận ánh trăng, đón nhận vẻ đẹp của nước biếc. Mùa thu của Nguyễn Khuyến rất tĩnh, tĩnh lặng nhưng không hề chết lặng dưới cặp mắt trầm tư của một nhà nho thì thu trong thơ của Xuân Diệu lại thật động:

“Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên

Cây me ríu rít cặp chim chuyền

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá

Thu đến nơi nơi động tiếng huyền”

Thiên nhiên dường như đang cựa mình, rạo rực, hân hoan chào đón mùa thu và hài hòa trorig một mối giao cảm tuyệt vời. Nếu như ở “Thu vịnh”, “Trời thu xanh ngắt mây tầng cao” thì ở đây là “Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá”. Hình ảnh thơ nằm trong bút pháp tương giao Xuân Diệu chịu ảnh hưởng từ Bô-đơ-le. Màu xanh của bầu trời tương giao với màu xanh của cây cỏ. sắc màu ây chuyển động qua một từ “đổ” khiến cho dường như chỉ trong giây lát mà cả không gian đã ngập tràn trong một màu xanh ngọc. Cảnh thu được miêu tả thời gian là “chiều thu” - khoảng thời gian gợi buồn thường bắt gặp trong thơ trung đại nhưng đoạn thơ này lại thật động, thật vui trong mốì quan hệ tương giao. Nó khác hẳn với cảnh thu buồn trong thơ Nguyễn Khuyến (Cành trúc lơ phơ gió hắt hiu). Cùng là miêu tả những bước đi của mùa thu nhưng dưới cặp mắt nhìn của hai nhà thơ trữ tình hai thế kỉ khác nhau, của hai tư tưởng và quan niệm khác nhau, hiện lên thật riêng, thật độc đáo.

“Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu

Lả lả cành hoang nắng chở chiều”

“Hai câu thơ mất đi một chút thực để nhận được rất nhiều mộng ảo” (Hoài Thanh). Với cách này, cùng với cách sử dụng từ láy tài tình, Xuân Diệu đã thổi hồn vào con đường, vào “cành hoang” khiến nó cũng tương giao với gió, với nắng. Thiên nhiên không chỉ được cảm nhận bằng thị giác mà với tất cả các giác quan căng mở và một linh giác nhạy bén. Với Xuân Diệu, cảnh hiện ra không chỉ đơn thuần là cảnh, không chỉ chứa cái tình của nhà thơ mà ngay cả chúng cũng có tình với nhau: Con đường nhỏ nhỏ - xinh xắn như nép mình lại tránh cái “xiêu xiêu” của gió. Và nắng “lả lả” như muốn làm duyên, muốn dụi đầu vào cành hoang mà tự tình. Xuân Diệu đã đem đến cho người đọc một cách cảm nhận mới về thiên nhiên phát hiện ra cái động, cái tình chân thực rát người của nó - điều mà thơ vãn trung đại chưa làm được.

Trong hai bức tranh mùa thu, người ta còn bắt gặp sự tiếp thu những điển cố, điển tích nhưng có những sự khác biệt lớn. Hoài Thanh, khi nói về khoảng cách giữa cánh cò của Xuân Diệu với cánh cò của Vương Bột đã nhận xét đó là sự “cách biệt của hơn một ngàn năm và của hai thế giới”. Đó là khoảng cách của hai thế giới nghệ thuật, hai thời đại thi ca: thời đại thi ca trung đại và thời đại thi ca hiện đại. Đó cũng chính là khoảng cách giữa Nguyễn Khuyến và Xuân Diệu. “Mây chùm trước dậu hoa nàm ngoái” mang hơi hướng của thơ Thôi Hiệu và là một điển cố được lấy từ “Thu hứng” của Đỗ Phủ:

“Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ

Cô chu nhất hệ cố viên tâm”

(Khóm cúc tuồn thêm dòng lệ củ

Con thuyền buộc chặt mối tình nhà)

Nhìn hoa năm nay mà tưởng hoa năm ngoái hay chính vì tâm trạng u buồn của người ngoạn cảnh cũng giống như “tha nhật lệ” của Đỗ Phủ. Với Xuân Diệu, cánh cò mang hơi hướng của thời trung đại nhưng có khoảng cách của hai thời đại. Nó không lấy cái động để tả tĩnh như “Một tiếng trên không ngỗng nước nào”, cũng không đặt cánh cò cô lẻ bay và mất hút tan biến vào không gian vô cùng vô tận như thơ trung đại. Cánh cò của Xuân Diệu không bạy mà “phân vân”. Nhà thơ dường như đã cảm nhận và biểu hiện được những chuyển động từ trong gân cốt của cánh cò. Trong cái hối hả của buổi chiều, cánh cò như cảm nhận điều đó mà “giang thêm cánh” và bông hoa cũng cảm thấy cái lạnh của chiều thu khi màn đêm buông xuống nên dường như cũng đang co mình lại. Thiên nhiên được nhìn nhận không phải qua những đường nét châm phá tả ít gợi nhiều mà rất cụ thề. Từ trời thu, chiều thu, mây thu đến cả những chuyển biến tinh vi trong từng đường nét của mùa thu, một cách cảm nhận mới mê, một nhãn quan mới, đặc sắc và đầy ấn tượng.

Bức tranh thu xuât hiện của chủ thể trữ tình. Trong thơ Nguyễn Khuyên đó là một nhà nho:

“Nhân hứng cũng vừa toan cất bút

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”

Tứ thơ. là tiếng thở dài não ruột của một nhà nho ở ẩn bất lực trước thực tại nhưng lại không quên được trách nhiệm của một kẻ sĩ - vì vậy muốn làm thơ cũng không làm được. Nguyễn Khuyến thẹn vì mình đã không có được sự dứt khoát như Đào Tiềm và cái thẹn ấy làm cho nhân cách của ông càng sang trọng hơn. Khác với con người của bổn phận và trách nhiệm trong thơ trung đại, con người trong thơ Xuân Diệu chỉ được nhắc đến trong mối quan hệ chan hòa giao cảm vời thiên nhiên, là con người với một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm như dây đàn sẵn sàng rung lên những bản nhạc đàn êm ái. Đặt trong bức tranh thu, con người không chỉ đóng vai trò là người thưởng ngoạn, đắm chìm trong cảnh vật, mượn cảnh vật là nơi để gửi gắm tâm trạng, “tả cảnh ngụ tình” như trong thơ Nguyễn Khuyến mà trực tiếp tham gia vào bức tranh tương giao của mùa thu, trở thành một phần không thể thiếu trong bức tranh ấy, một cặp vần trong một bài thơ đẹp.

“Thu vịnh” và “Thơ duyên” là hai bài thơ khác nhau, được sáng tác trong hai thời đại khác nhau, với thi pháp sáng tác khác nhau nhưng đều đã thể hiện được hồn thu và hồn người trong bức tranh thu ấy. “Thu vịnh” sáng tác theo thi pháp trung đại nghiêng về “thi trung hữu họa”, cái nhìn tĩnh, lấy động để thể hiện tĩnh, tả điểm để gợi diện với những đường nét châm phá. Ở đó, thiên nhiên là nơi để người nghệ sĩ gửi gắm tâm sự về thời thế. Cái hồn của bức tranh là đẹp và buồn, là “thanh vắng, thanh đạm, thanh tĩnh của một tâm hồn thanh cao”. Thế giới thu của Xuân Diệu thì lại khác. Thiên nhiên ở đó được nhìn trong tư thế rất động, miêu tả cái động để thể hiện cái động. Bức tranh thiên nhiên được cảm nhận bằng mọi giác quan căng mở. Thiên nhiên không chỉ là nơi để người chính nhân quân tử gửi gắm tâm sự mà tự nó đã mang một cái hồn rạo rực: “Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu/ Lả lả cành hoang nắng chở chiều”.

Có thể nói, với những gì làm được, “Thơ duyên” đã là một minh chứng cho “cuộc cách mạng làm thay đổi nhãn quan thơ, cách cảm thụ và tiêu chuẩn đánh giá thơ” của thơ lãng mạn trong thơ Mới. Từ văn học trung đại đến văn học hiện đại cũng như từ “Thu vịnh” đến “Thơ duyên” là sự cách nhau của hai thời đại, hai thi pháp sáng tác, hai quan niệm... nhưng những giá trị chúng để lại cũng như tên tuổi của Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu sẽ còn lại mãi với thời gian.

BÀI CÙNG NHÓM
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.