Văn nghị luận: Nói với tuổi trẻ

Cả thế giới đều biết và khâm phục về lòng yêu nước và chí kiên cường của nhân dân ta. Không phải chỉ có dân ta mới yêu nước nhưng xã thân vì nước như người Việt Nam thì không phải là nhiều. Lòng yêu nước ấy đặc biệt tỏa sáng khi đất nước lâm nguy.

Sức chịu đựng của dân tộc ta cũng hiếm thấy. Có người ví người Việt Nam ta như những cây tre, dẫu mưa nắng gió bão, đất cằn vẫn vươn lên, rễ tre tỏa rộng, bám sậu khó bề tiêu hủy được. Một đặc tính nữa là bất luận trong trường hợp nàọ, dân ta luôn lạc quan, yêu đời.

Nhiều người nước ngoài rất lạ thấy dân ta vẫn hát, cười cho dù bom đạn, hơn thế nữa còn rất vị tha, không hằn thù đôi với những kẻ từng xâm lấn nước mình, hành động theo phương châm: đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại. Có thể họ không hiểu rằng, một dân tộc chịu nhiều đau thương đến như vậy nếu cứ than khóc thì làm sao sông được? Vả lại lúc nào dân ta cũng tin vào sự nghiệp chính nghĩa của mình. Ai ai cũng thừa nhận người Việt Nam ta cần cù. Trên thế giới cũng không ít dân tộc nổi tiếng cần cù nhưng đô'i với người Việt Nam thì bên cạnh sự cần cù còn có đức tính tháo vát. Trong những tình huống khó khăn ngặt nghèo, người Việt Nam thường vẫn tìm được cách thoát khỏi chúng một cách thông minh, cái khó không bó cái khôn mà cái khó ló cái khôn. Nhiều thứ ở các nước khác thường bị vứt bỏ từ lâu nhưng ở ta thì chúng được chữa đi chữa lại, thậm chí chấp vá nhiều lần vẫn đắc dụng. Chẳng thế mà có doanh nghiệp nước ngoài kêu trời rằng, ở Việt Nam rất khó tính chính xác sản lượng cần có để đáp ứng thị trường nếu theo tiêu chuẩn thông thường!

Hiếu học, thông minh, thích nghi nhanh với cái mới cũng là một bản sắc của người Việt Nam. Dù nghèo, dù đói, người Việt Nam vẫn cố cho con em được học hành. Ở nước nào người ta cũng ca tụng người Việt học giỏi, các doanh nghiệp nước ngoài đều đánh giá người Việt ta thông minh, nắm bắt cái mới rất nhanh. Người Việt ta vốn cởi mở, không bài ngoại, kì thị với cái hay của thiên hạ. Có dịp tiếp xúc nhiều với người nước ngoài, tôi thấy ai cũng cho rằng giao tiếp với người Việt Nam rất dễ chịu do tính tình cởi mở, thân mật.

Có lẽ những bản sắc ây bắt nguồn từ hoàn cảnh nước ta phải chông chọi với đủ loại giặc ngoại xâm, với thiên tai liên tiếp và với cảnh lầm than, tôi luyện nên con người Việt Nam kiên cường, chịu đựng, tháo vát, thông minh.

Những đức tính đẹp nói trên đã thấm vào các thế hệ trẻ Việt Nam qua dòng sữa mẹ nên đời đời bền chặt, không bao giờ phai mờ.

Bên cạnh đó, hoàn cảnh thiên nhiên, lịch sử, kinh tế - xã hội không thể không để lại những di chứng trong chúng ta. Ví dụ cuộc sông nơi. thôn dã, nền sản xuất nhỏ tạo nên thói quen "thoải mái", theo kiểu "đường ta ta cứ đi, nhà ta ta cứ xây", không kể gì kỉ cương phép nước. Ngay đức tính khôn ngoan, tháo vát cũng có mặt trái của nó như thiếu quan tâm chuẩn bị tỉ mỉ, kĩ càng mà hay hành động theo phương châm "liệu cơm gắp mắm", "được tới đâu lo tới đó", hay tẩn mẩn cải tiến không tôn trọng quy trình kĩ thuật nghiêm ngặt.

Cuộc sống làng xã khép kín cùng những mặt trái trong tập tục của nó cũng để lại những dấu ấn trong con người chúng ta như cục bộ, bản vị, thứ bậc theo kiểu đố kị "trâu buộc ghét trâu ăn", "mâm trên, mâm dưới". Khi vận nước lâm nguy thì chúng ta cô' kết với nhau để chông đỡ, nhưng tiếc rằng, trong hoàn cảnh bình thường và khi làm ăn thì tính cộng đồng lại không cao.

Những khiếm khuyết đó nhiều khi bộc lộ ngay trong cuộc sống thường nhật. Tôi để ý khi lên hoặc-xuông máy bay mặc đầu ai cũng đã có nghe rõ ràng và cho dù có xuồng sớm vẫn phải chờ hành lí nhưng nhất thiết người ta vẫn hay chen lấn đế đi trước, một hiện tượng ít thấy ở người nước khác.

Bất luận trong trường hợp nào thì lòng yêu nước, chí kiên cường vẫn là di sản văn hóa. Bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lòng yêu nước, chí kiên cường phải thể hiện trước hết trong quyết tâm thắng nghèo nàn, lạc hậu, thực hiện "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Sông không có hoài bão thì thật là buồn, cái đích nói trên phải trở thành hoài bão của mỗi người.

Muốn biến hoài bão đó thành hiện thực thì trong hành trang của chúng ta càng cần đến tính cần cù, lòng hiếu học, trí thông minh. Tuy nhiên chúng ta cần khắc phục những hạn chế của mình ngay trong những mặt mạnh ấy. Ví dụ, chúng ta nên học sự cần cù của người Nhật ngay trong khâu chuẩn bị chứ không chỉ trong khâu thao tác. Tôi có ấn tượng rất sâu sắc trước sự chuẩn bị của người Nhật trong bất kì việc gì, dù là nhỏ nhất. Mỗi lần sang thăm Nhật tôi đều nhận được những kế hoạch tỉ mỉ mới từng bước đi; chỉ một việc ra khỏi máy bay về tới khách sạn cũng có cả một kế hoạch khoảng 5 trang đánh máy, điều rất ít thấy ở nước ta.

Chúng ta rất hiếu học - một lợi thế rất lớn trong hoàn cảnh kinh tế tri thức phát triển. Nhưng một phần do khiếm khuyết của nền giáo dục nước nhà, một phần do thói quen, chúng ta thường không coi trọng cái nền cơ bản, hay đi tắt, đốt cháy giai đoạn và chú ý học hơn hành. Với công nghệ hiện đại biến đổi không ngừng, những khiếm khuyết ấy sẽ rất có hại.

Tương tự như vậy, công nghệ hiện đại đòi hỏi một kỉ luật nghiêm ngặt, không dung thứ sự "thoải mái", "linh động" trong quy trình. Thật là kinh khủng nếu những khuyết tật ấy bộc lộ khi ta điều hành nhà máy điện nguyên tử.

Trong một "thế giới mạng", tính cộng đồng càng cần hơn bao giờ hết. Đó chưa kể trong sự đua tranh của thế giới bị "toàn cầu hóa", nếu chúng ta không phát huy cao độ tính cộng đồng thì rất dễ bị nuốt chửng.

BÀI CÙNG NHÓM
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.