Nói về tính người, ca dao có câu: Thật thà thì được sống lâu, Tham lam thì chóng chui sâu xuống mồ. Hãy nói lên suy nghĩ của em về câu ca dao trên.

Cổ ngữ có câu: “Nhân chi sơ, tính bản thiện”, nghĩa là từ lúc ban đầu, lúc mới sinh ra, con người vốn thiện. Thiện là hiền lành, tốt đẹp. về sau, con người phát triển, mỗi người hình thành một phẩm chất, tính nết khác nhau.

Thật thà / gian tham là hai mặt đối lập của tính người. Nhân dân ta có câu ca dao nói về thật thà / gian tham của tính người:

Thật thà thì được sống lâu,

Gian tham thì chóng chui sâu xuống mồ!

Câu ca thật là sâu sắc, thật là chí lí!

Ta cần phải hiểu thật thà, gian tham nghĩa là thế nào? - Thật thà là (tính nết) tự bộc lộ mình một cách tự nhiên vốn có, không giả dốì, giả tạo. Cùng trường nghĩa với từ thật thàthực thà, chân thật, chân thực.

Trái với thật thà là gian tham. Gian tham là gian giảo và tham lam. Gần nghĩa/cùng nghĩa với gian thamgian dối, gian giảo, gian lận, gian hiểm, gian trá, gian manh,...

Tại sao “Thật thà thì được sống lâu”? Người có đạo đức tốt, phẩm chất tôt mới có tính thật thà. Người thật thà nghĩ thế nào, nói thế nào thì làm thế ấy. Ăn chắc mặc bền, giản dị mộc mạc, làm được bao nhiêu thì chi tiêu bấy nhiêu. Không bịa chuyện, đặt điều nói xâu ai, nặng lời với ai. Không tắt mắt đồng tiền bát gạo của ai bao giờ. Người thật thà có tâm hồn trong sáng, giàu tình người nên được bà con anh em hàng xóm quý mến. Ngày xưa, những kẻ sĩ “an bần lạc đạo” là những người hiền lành, thật thà. Bà con nông dân quanh năm chân lấm tay bùn, siêng năng, chịu khó cấy cày làm ra củ khoai, hạt gạo, áo quần nâu sồng,... là những người chất phác, thật thà.

Thật thà như một thần dược có thể thanh sạch hóa tâm hồn, lương thiện hóa nhân cách, làm cho người sông tốt hơn, sống đẹp hơn, sống hồn nhiên, vô tư và yêu đời. Giữa cộng đồng, người thật thà sông yên vui. Vì thế người thật thà thì mới có thể sống lâu, theo cả nghĩa đen với nghĩa bóng.

Gian tham là một trong những tính xấu xa làm hủy họai tư cách, nhân cách của con người. Kẻ tham lam thì hám đanh, hám lợi. Lòng tham vôh. không đáy. Khi đã leo lên bậc cao danh vọng, kẻ gian tham vẫn muôn leo lên đỉnh cao quyền lực; khi vàng đã đầy túi đầy kho, kẻ gian tham vẫn muôn có muôn ngàn ức triệu, để “nằm trên vàng, thở ra vàng, ho cũng ra vàng!” (Truyện ngụ ngôn).Kẻ gian tham tìm đủ mọi thủ đoạn, mọi mánh khóe để vơ vét. Lòng dạ hắn nham hiểm, lương tâm hắn đen tối. Hắn bị đồng loại coi khinh, ghê sợ.

Gian tham cũng đủ loại: có kẻ tắt mắt, xà xẻo, có kẻ trộm cướp, có kẻ đục khoét. Trên thương trường, kẻ buôn gian bán lận dùng hàng giả để móc túi người tiêu dùng. Kẻ có chức quyền mà gian tham thì vô cùng đáng sợ: chúng chà đạp lên đạo lí và pháp luật; nạn tham nhũng đều do bọn chúng gây ra; lòng dạ của chúng thật đen tối, gian hiểm, gian manh nhưng bộ mặt, lời nói... của chúng được ngụy trang bằng nước sơn đạo đức giả để đánh lừa công chúng. Nhưng lưới trời lồng lộng, bọn tham quan ô lại, dù quỷ quyệt đến đâu, cuối cùng cũng bị lộ nguyên hình, bị pháp luật trừng trị, bị nhân dân nguyền rủa, phỉ nhổ. Một chủ tịch huyện bị tuyên án 30 năm tù, một thứ trưởng Bộ Y tế xài bằng Tiến sĩ rởm, đòi ăn hối lộ hàng tỉ đồng,... mà báo chí gần đây (2/2012) vạch mặt chỉ tên, và hàng nghìn, hàng vạn tên khác nữa (đã lộ nguyên hình hay còn nấp trong bóng tôì), tất cả đều là do gian tham, do hám danh lợi.

Những vụ cướp tiệm vàng, giết người, cướp xe máy (như tên Luyện, tên Nghĩa, v.v...) mà nhiều người đã biết cho thấy lòng gian tham đi liền với cái ác man rợ, bàn tay của những kẻ ấy thấm đầy máu và nước mắt đồng loại.

Gian tham là một. thứ độc dược có thể hủy họai tâm hồn, nhân cách, đạo đức, làm cho những kẻ gian tham đang sống mà như đã chết, vì bị đồng loại khinh bỉ, ghê tởm. Đúng như câu ca dân gian đã chỉ rõ: “Gian tham thì chóng chui sâu xuống mồ”.

Tu dưỡng đạo đức, nhân cách đôi với mỗi người, trước hết là rèn luyện đức tính thật thà, diệt trừ thói gian tham; phải tự học tập, tu dưỡng cho lòng mình được trong sạch, tâm hồn được trong sáng.

Sống ở đời, vàng bạc của cải giàu sang, ai chả ham muốn, nhưng không vì thế mà gian tham, ta phải cần cù lao động, phải sống thật thà. Bởi lẽ:

“Của phi nghĩa có giàu đâu!

Ở cho ngay thật, giàu sau mới bền.”

(Ca dao)

Các tệ nạn như gian lận trong học hành thi cử, chạy lớp, chạy trường, chạy chức, dùng bằng giả, học vị rởm, tham nhũng, hối lộ,... đã và đang diễn ra ngày
một nhiều, thậm chí có tệ nạn đã trở thành vấn nạn, quốc nạn. Tất cả đều do - thói gian tham. Trong dân gian đã bao đời nay lưu truyền nhiều câu tục ngữ, ca dao, phê phán lòng tham, kẻ gian tham, mà nhiều người vẫn nhớ: “Tham thì thâm”, “Tham thực cực thân”, “Chim tham ăn sa vào vòng lưới - Cá tham mồi mắc phải lưỡi câu”, v.v...

Muốn trở thành con người mới, con người có văn hóa, phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức một cách thường xuyên; có nhiều phẩm chất tốt đẹp phải học tập, trước hết, ai cũng cần sông thật thà, sống lương thiện, xa lánh bọn gian tham, gian manh.

Sống lương thiện, sống thật thà là sống đẹp. Đó là điều mà tuổi trẻ chúng ta, cần biết, cần ghi lòng để tu dưỡng, rèn luyện bản thân.

BÀI CÙNG NHÓM